Thứ Hai, 21/07/2025 17:26 (GMT+7)

Bão số 3 mạnh cấp 12, hướng thẳng vào khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An

Tính đến 13h ngày 21/7, bão số 3 (Wipha) đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km, cách Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/h. Dự báo, trong 24h tới, vùng núi phía Đông Bắc: do tương tác giữa gió đông bắc và địa hình cánh cung, mưa sẽ gia tăng tại khu vực này; vùng núi Thanh Hóa - Nghệ An: là vùng trọng điểm mưa lớn, được xác định là “tâm mưa” do đặc điểm địa hình ở phía bắc dãy Trường Sơn.
Ảnh đại diện tin bài

Bão số 3 mạnh cấp 12, hướng thẳng vào khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An. (Ảnh: TTDBKTTVQG)

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3Thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão, lũ lụtTình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý

Hiện tại, bão số 3 (Wipha) đã đi vào Vịnh Bắc Bộ (chiều 21/7), ảnh hưởng bão không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới, khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (21/7), bão số 3 đã vượt qua khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), đi vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Hồi 10 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 190km, cách Hải Phòng 310km về phía Đông; cách Hưng Yên khoảng 340km, cách Ninh Bình khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/h.

Hồi 13 giờ ngày 21/7, bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km, cách Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/h.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh, toàn tỉnh có 7.708 cơ sở nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó 800 cơ sở NTTS trên biển đều đã được thông tin về bão để triển các giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn. (Ảnh: TP) 

Theo nhận định của bà Nguyễn Thanh Bình - dự báo viên chính Phòng Dự báo số trị viễn thám (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia), bão số 3 không chỉ gây mưa lớn khi đổ bộ mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới, khiến mưa lớn có thể kéo dài nhiều ngày sau khi bão suy yếu.

Trong đêm 20/7 và sáng sớm 21/7, bão số 3 đã đổ bộ vào khu vực phía nam Trung Quốc, đi qua bán đảo Lôi Châu và sau đó di chuyển xuống Vịnh Bắc Bộ. Ban đầu, tốc độ di chuyển của bão có xu hướng giảm chậm lại. Tuy nhiên, trong vài giờ gần đây, khi đi vào Vịnh Bắc Bộ, bão đã tăng tốc lên khoảng 15km/giờ theo hướng Tây Tây Bắc.

Hoàn lưu mây của bão khá rộng, bao phủ toàn bộ khu vực phía đông Bắc Bộ và kéo dài đến phía đông bán đảo Lôi Châu. Tuy nhiên, vùng mây dày và mây đối lưu - yếu tố gây mưa lớn lại tập trung trong phạm vi hẹp. Vì vậy, dù Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trời âm u, lượng mưa ban đầu chưa đáng kể. Song, theo dự báo, khi bão di chuyển sát hơn vào ven biển nước ta, tổ chức mây sẽ ổn định trở lại, cường độ có thể tăng lên, khiến vùng mây đối lưu áp sát và mưa sẽ gia tăng nhanh chóng.

Bà Nguyễn Thanh Bình - dự báo viên chính Phòng Dự báo số trị viễn thám, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. (Ảnh: LđTđ)

Chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn, cũng cho biết, dự báo cho thấy mưa sẽ bắt đầu tăng mạnh từ chiều tối 21/7 và đạt đỉnh trong đêm 21/7 đến sáng 22/7 (thời điểm tâm bão tiến gần khu vực ven biển nước ta). Các khu vực có khả năng xảy ra mưa lớn nhất bao gồm:

Dự báo, Vùng núi phía Đông Bắc: Do tương tác giữa gió đông bắc và địa hình cánh cung, mưa sẽ gia tăng tại khu vực này. Vùng núi Thanh Hóa - Nghệ An: Đây là vùng trọng điểm mưa lớn, được xác định là “tâm mưa” do đặc điểm địa hình ở phía bắc dãy Trường Sơn. Lượng mưa lớn, kéo dài có thể gây ngập úng tại vùng trũng thấp, đặc biệt là nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực đồi núi.

Đáng chú ý, bà Nguyễn Thanh Bình cũng cho biết rằng, sự hình thành của dải hội tụ nhiệt đới do tác động của bão số 3. Dải hội tụ này sẽ vắt ngang qua Bắc Bộ và khu vực Bắc Lào, là nguyên nhân khiến thời tiết xấu tiếp tục kéo dài, ngay cả sau khi tâm bão suy yếu hoặc tan dần (có thể chuyển thành vùng thấp sau khi đi sang Lào).

Mưa vẫn sẽ tiếp diễn tại nhiều địa phương ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong một vài ngày tới. Nguy cơ sạt lở đất không chỉ xuất hiện trong thời điểm mưa lớn nhất mà có thể xảy ra ngay cả sau khi bão đã tan. Mặc dù mưa có thể giảm dần, nhưng do đất đá ngậm nước lâu ngày, hiện tượng sạt lở vẫn có thể tiếp diễn và gây hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh hưởng mưa bão, lưu ý cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt,...

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết: Dự báo ngày 21/7, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20 km/giờ, có khả năng mạnh thêm lên cấp 11-12, giật cấp 14, vùng biển chịu tác động 19,5 độ Vĩ Bắc; 110 độ Kinh Đông; cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 210 km về phía Đông.

Tới ngày 22/7, bão di chuyển với tốc độ 20 km/giờ và suy yếu dần trên khu vực vịnh Bắc Bộ. .

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15 km và tiếp tục suy yếu thêm.

Đại Lộc
Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng phó bão số 3, trực ban 24 24, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng
Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng phó bão số 3, trực ban 24/24, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng

(SKTE) - Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.

Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030
Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030

(SKTE) - Đại hội lần thứ I Chi bộ cơ quan Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức ngày 18/7/2025, tại Hà Nội, đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025 đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Bảo Việt - doanh nghiệp duy nhất trong ngành bảo hiểm được vinh danh liên tiếp trong “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam” 2013-2025
Bảo Việt - doanh nghiệp duy nhất trong ngành bảo hiểm được vinh danh liên tiếp trong “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam” (2013-2025)

Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025”. Bảo Việt là thương hiệu dẫn đầu và duy nhất trong ngành bảo hiểm được vinh danh liên tiếp kể từ lần đầu Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này (2013-2025).

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự