Thứ Hai, 30/12/2024 15:19 (GMT+7)

Đồng bào dân tộc thiểu số: Cải thiện chất lượng cuộc sống bằng việc xóa nạn mù chữ

Biết đọc, biết viết là một công cụ quyền lực của cá nhân, là một yếu tố phát triển xã hội và con người. Do đó, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Gia Lai đã mở hàng trăm lớp xóa mù chữ cho bà con.
Ảnh đại diện tin bài

Bộ đội biên phòng Gia Lai cũng thường xuyên mở các lớp xóa mù chữ giúp bà con ở biên giới

Khoảng 400 triệu trẻ em trên thế giới đang sống trong vùng xung độtMức sinh năm 2024 'thấp nhất trong lịch sử'Herbalife - Lan Tỏa Lối Sống Năng Động Từ Lễ Hội Đếm Ngược Đến Đường Chạy Bán Marathon

Xoá mù chữ là một công tác khó nhọc, âm thầm, không có tiếng tăm lừng lẫy nhưng thực sự là một công tác quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tiến bộ của một dân tộc, đến sự phát triển văn hoá xã hội như Hồ Chủ tịch đã từng nhận định: Thanh toán nạn mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh.

Cụ thể, trong nhiều năm qua, ở nước ta, phong trào xóa mù chữ đã ghi nhận những kết quả tích cực, nhất là xoá mù chữ trong đồng bào dân tộc thiểu số. Trung bình mỗi năm huy động được khoảng 30 nghìn người từ 15 - 60 tuổi mù chữ tham gia các lớp xoá mù chữ và những người đang học dở lớp 4, lớp 5 tham gia các lớp học giáo dục tiếp sau khi biết chữ. Một số địa phương đã vận động người mù chữ ra các lớp xóa mù chữ đạt kết quả đáng khích lệ, trong đó có tỉnh Gia Lai.

Tại xã Ia Dom, huyện biên giới Đức Cơ, lớp xóa mù chữ ở Trường Tiểu học Trần Phú đang thu hút gần 40 học viên là người dân tộc thiểu số.

Bà Siu H’Phem (làng Mok Đen 2), 54 tuổi, học viên lớn tuổi nhất lớp chia sẻ, gần 30 năm trước, bà cũng được đi học nhưng phải nghỉ giữa chừng nên quên hết. Theo bà, do không biết viết, không biết tính toán khi mua bán nông sản nên cũng rất bất tiện. Nay được các thầy cô vận động, bà quyết tâm đi học để biết chữ, biết tính toán phục vụ đời sống.

Chị Rơ Mah H’Với (26 tuổi, ở làng Mok Đen 1) địu con đến lớp mỗi tối dù nhà cách trường gần 10km, với mong muốn biết chữ sau này có thể làm giấy tờ, ký tên và dạy con mình.

Ông Siu Luynh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết, việc mở các lớp xóa mù chữ tạo cơ hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nâng cao dân trí. Có những gia đình cùng học tạo sự đoàn kết, động lực rất tích cực trong các làng. Chính quyền địa phương thuận tiện hơn trong trao đổi thông tin, các dự án đưa về thôn làng nhận được sự đồng thuận, đóng góp tích cực từ nhân dân.

Tại thành phố Pleiku, từ năm 2022 đến nay, thành phố mở 5 lớp xóa mù chữ cho gần 100 học viên ở các xã Gào, Biển Hồ, Chư Á và phường Chi Lăng. Điển hình, lớp xóa mù chữ tại Trường Tiểu học Lê Lai xã Chư Á có hơn 30 người dân làng Bông Phun và Mơ Nú tham gia. Lớp học diễn ra đều đặn từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần.

Chị H'Then ( 30 tuổi, làng Mơ Nú, xã Chư Á) chia sẻ, lúc trước, khi chưa biết chữ, chị rất tự ti. Nay biết đọc, viết, chị rất vui mừng, phấn khởi, tự tin hơn.

Theo ông Nguyễn Đình Thức, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku, các lớp xóa mù chữ giúp học viên biết đọc, viết, tính toán và tiếp cận kiến thức cần thiết để vận dụng vào cuộc sống lao động sản xuất. Sau khi học xong, bà con biết đọc, biết viết, từ đó có điều kiện chăm lo đời sống sinh hoạt gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình xóa mù chữ tại tỉnh Gia Lai còn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ lực lượng Biên phòng. Theo khảo sát, có 70 người mù chữ tại cụm dân cư Suối Khôn, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông. Đồn Biên phòng Ia Lốp đã tổ chức hai lớp xóa mù chữ từ giữa năm 2023 cho người dân nơi đây.

Đại úy Nguyễn Văn Luân, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Ia Lốp cho hay, dù còn nhiều khó khăn nhưng chính quyền địa phương và lực lượng Biên phòng đã nỗ lực với mong muốn mang con chữ giúp bà con vùng dân tộc thiểu số tiếp cận tri thức, nâng cao đời sống.

Tỉnh Gia Lai có khoảng 60.000 người mù chữ, chủ yếu là phụ nữ người dân tộc thiểu số.  

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, trên địa bàn có khoảng 60.000 người mù chữ trong độ tuổi 15-60, chiếm 5,6% dân số, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh mở 735 lớp xóa mù chữ cho gần 23.500 người, trong đó 15/17 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù mức độ 2.

Những ánh đèn nhỏ trong lớp học đang đều đặn sáng lên mỗi tối, thắp sáng ước mơ và niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Với nỗ lực của các cấp chính quyền, giáo viên cùng sự hỗ trợ từ lực lượng Biên phòng, tỉnh Gia Lai đang hướng đến mục tiêu hoàn thành các chương trình xóa mù chữ một cách hiệu quả và bền vững.

Các lớp học xóa mù chữ không chỉ mang lại kiến thức mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Sự thay đổi tích cực này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đời sống, văn hóa của người dân mà còn củng cố niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn cho cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh./.

Thanh Huyền
Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa Tết
Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa Tết

Tết Nguyên đán không chỉ là ngày lễ quan trọng trong năm mới, đây còn là dịp để người dân tôn vinh những giá trị truyền thống, gắn kết gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, một số phong tục, văn hóa Tết có nguy cơ bị biến tướng, mai một.

ĐÔNG ẤM 2024 MANG HẠT MẦM YÊU THƯƠNG VỀ VỚI MẢNH ĐẤT HUỒI TỤ
ĐÔNG ẤM 2024: MANG HẠT MẦM YÊU THƯƠNG VỀ VỚI MẢNH ĐẤT HUỒI TỤ

(SKTE) - Ngày 19/01/2025 vừa qua, Ban Tổ chức chương trình thiện nguyện Đông Ấm 2024 - Gieo Ánh Hừng Đông của Đội Sinh viên tình nguyện Nghệ An tại Học Viện Báo chí và Tuyên truyền (Đội SVTN Nghệ An tại AJC) phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành dành tặng những phần quà ý nghĩa tới các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh
Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh

(SKTE) - “Tết Đong Đầy” là chủ đề hội chợ quê năm thứ hai liên tiếp do Trung tâm Tư vấn và Giáo dục trẻ chậm phát triển Ước Mơ Xanh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) tổ chức ngày 10/1/2025 vừa qua nhằm bồi đắp vốn hiểu biết văn hóa Việt cho trẻ, giúp cho trẻ mở rộng vốn hiểu về thế giới xung quanh, tăng cường kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống.

Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng
Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng

Ngày 16/1, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản toàn quân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, với sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lan rộng phong trào hiến máu tình nguyện dịp Tết trong toàn xã hội
Lan rộng phong trào hiến máu tình nguyện dịp Tết trong toàn xã hội

(SKTE)- Ngày 15/1, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện “Lễ hội Xuân hồng” năm 2025 với thông điệp “Hiến máu đầu Xuân - Nhân lên hạnh phúc”.

Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn
Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh: Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn

(SKTE) - Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Quảng Nam, đơn vị cùng với Sở Y tế hướng dẫn địa phương rà soát, xem xét giải quyết những trường hợp thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 29 nhưng gặp vướng mắc khi ghi tên bệnh trong hồ sơ bệnh án không trùng với tên trong danh mục 42 tên bệnh hiểm nghèo.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam