Thứ Sáu, 02/05/2025 08:41 (GMT+7)

Quy định mới về phát hành sách giáo khoa dạy học tiếng dân tộc thiểu số

(SKTE)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP ngày 29/4/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Ảnh đại diện tin bài

Lớp đào tạo tiếng dân tộc Raglai cho các bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa:TTXVN

Đề xuất ban hành Nghị quyết về miễn học phí cho học sinhBài 1: Báo động ngộ độc thực phẩm tập thể gia tăngCân nhắc không thi hành án tử cho người mắc ung thư giai đoạn cuối

Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi phạm vi điều chỉnh Nghị định số 82/2010/NĐ-CP. Theo đó quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (gọi là tiếng dân tộc thiểu số), bao gồm: Điều kiện, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; chế độ, chính sách đối với giáo viên và người học tiếng dân tộc thiểu số; in ấn, phát hành và chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số. 

Nghị định 96/2025/NĐ-CP bổ sung Điều 4a "Tổ chức in ấn, phát hành sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số" như sau: 

Đối với sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số được biên soạn theo phương thức xã hội hóa thì việc tổ chức in ấn, phát hành được thực hiện theo quy định của pháp luật. 

Đối với sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thì việc tổ chức in ấn, phát hành được thực hiện như sau: Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện việc in ấn, phát hành theo quy định của pháp luật. 

Nghị định 96/2025/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 4b "Thẩm quyền quyết định, trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo in ấn, phát hành". 

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

Trình tự, thủ tục thực hiện như sau: Đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thực hiện việc chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lập 1 bộ hồ sơ, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Hồ sơ gồm: Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bản chính; danh mục sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số (chủng loại, số lượng, tình trạng): bản chính; văn bản đề xuất tiếp nhận sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bản chính; văn bản đề xuất nhu cầu sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bản sao; hồ sơ khác có liên quan (nếu có): bản sao. 

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

Nội dung chủ yếu của Quyết định chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số gồm: Tên cơ quan chuyển giao: Bộ Giáo dục và Đào tạo; tên cơ quan tiếp nhận (Tên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); danh mục sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số. 

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có đề xuất tiếp nhận) có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc hoặc đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận. 

Chi phí liên quan đến in ấn, phát hành và chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số do bên giao (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chịu trách nhiệm; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải thanh toán khi tiếp nhận.

Nghị định 96/2025/NĐ-CP cũng nêu rõ, giáo viên và người học được Nhà nước bảo đảm sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng. Người học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật có liên quan. 

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành (ngày 29/4/2025).

Thanh Huyền
Chính sách miễn học phí giúp học sinh miền núi nhiều cơ hội đến trường
Chính sách miễn học phí giúp học sinh miền núi nhiều cơ hội đến trường

(SKTE)- Ngày 28/2 vừa qua, Bộ Chính trị đã quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, bắt đầu từ năm học mới 2025 – 2026. Ngay khi thông tin được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, các bậc phụ huynh, giáo viên ở tỉnh miền núi Điện Biên bày tỏ niềm vui, hạnh phúc với quyết định nhân văn, hợp lòng dân này.

Đồng bào dân tộc thiểu số Cải thiện chất lượng cuộc sống bằng việc xóa nạn mù chữ
Đồng bào dân tộc thiểu số: Cải thiện chất lượng cuộc sống bằng việc xóa nạn mù chữ

Biết đọc, biết viết là một công cụ quyền lực của cá nhân, là một yếu tố phát triển xã hội và con người. Do đó, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Gia Lai đã mở hàng trăm lớp xóa mù chữ cho bà con.

116 nghìn tỷ đồng cho giáo dục mầm non Đầu tư chiến lược, quyết sách lịch sử
116 nghìn tỷ đồng cho giáo dục mầm non: Đầu tư chiến lược, quyết sách lịch sử

(SKTE) - Một quốc gia muốn đi xa, trước hết phải biết đi sớm. Và đi sớm nhất, chính là đi từ những bước đầu tiên của trẻ thơ, đầu tư và ươm mầm ước mơ cho những đứa trẻ. Trong tinh thần đó, chủ trương lần này của Đảng là một quyết sách lịch sử, một cam kết lâu dài, và một biểu hiện sinh động của tầm nhìn kiến tạo vì con người.

Bài 1 Báo động ngộ độc thực phẩm tập thể gia tăng
Bài 1: Báo động ngộ độc thực phẩm tập thể gia tăng

Trước thực trạng đáng lo ngại về ngộ độc thực phẩm, việc tìm ra các giải pháp hiệu quả, đồng bộ là yêu cầu cấp thiết. Không chỉ dừng lại ở việc xử lý sau khi sự cố xảy ra, mà công tác phòng ngừa cần được đặt lên hàng đầu. Từ siết chặt khâu kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, nâng cao ý thức của người sản xuất-kinh doanh, đến tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người tiêu dùng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự