Theo đó, nội dung Công điện nêu rõ, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025. Bão có cường độ cấp 10, giật cấp 12 và được dự báo sẽ tiếp tục mạnh lên. Trên địa bàn Hà Nội, từ chiều cùng ngày đã xuất hiện gió to, mưa lớn gây úng ngập cục bộ, gãy đổ nhiều cây xanh.
Đây là cơn bão được nhận định rất mạnh, di chuyển nhanh, có phạm vi và cường độ ảnh hưởng rộng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công điện của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nêu rõ các nhóm nhiệm vụ yêu cầu toàn bộ hệ thống chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các phường, xã trên địa bàn khẩn trương thực hiện nghiêm túc Công điện 112/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Công điện nêu rõ, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025. Bão có cường độ cấp 10, giật cấp 12 và được dự báo sẽ tiếp tục mạnh lên. Trên địa bàn Hà Nội, từ chiều cùng ngày đã xuất hiện gió to, mưa lớn gây úng ngập cục bộ, gãy đổ nhiều cây xanh.
Đây là cơn bão được nhận định rất mạnh, di chuyển nhanh, có phạm vi và cường độ ảnh hưởng rộng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công điện của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nêu rõ các nhóm nhiệm vụ yêu cầu toàn bộ hệ thống chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các phường, xã trên địa bàn khẩn trương thực hiện nghiêm túc Công điện 112/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
 |
Bão số 3 Wipha mạnh cấp 11 giật cấp 12, dự báo mạnh thêm, đổ bộ đất liền các tỉnh khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An của nước ta. (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia) |
Tập trung chỉ đạo, chủ động kiểm tra, đôn đốc và tổ chức triển khai hiệu quả công tác ứng phó với bão số 3 và các hình thái thiên tai, sự cố có thể xảy ra. Công điện yêu cầu tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi tình hình và kịp thời triển khai ứng phó. Đồng thời, thường xuyên tổng hợp, báo cáo đầy đủ, kịp thời về tình hình thiên tai, sự cố cũng như công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả tới UBND Thành phố thông qua Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố và Chủ tịch UBND Thành phố về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi lĩnh vực và địa bàn phụ trách.
Chủ tịch UBND các phường, xã được giao nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, diễn biến bão; thông báo, hướng dẫn kịp thời cho nhân dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, vùng trũng, thấp có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động phương án ứng phó và bảo vệ. Đồng thời, chủ động triển khai phương án đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh khi xảy ra mưa lũ, úng ngập. Chính quyền cơ sở được yêu cầu rà soát tới từng hộ dân ở khu vực có nguy cơ mất an toàn, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để sơ tán dân tới nơi an toàn.
UBND các xã, phường phải khẩn trương thành lập và kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã theo quy định hiện hành.
Công điện cũng yêu cầu sẵn sàng tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực ngập sâu, tràn, ngầm, nước chảy xiết hoặc có nguy cơ sạt lở. Các địa phương cần rà soát phương án bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt, đồng thời có phương án tiêu úng bảo vệ sản xuất, khu công nghiệp, đô thị và khu dân cư.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thiên tai, dự báo, cảnh báo kịp thời cho các cơ quan chức năng và người dân; triển khai công tác phòng, chống thiên tai đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Các công ty thủy lợi như sông Nhuệ, sông Đáy, Hà Nội, sông Tích được yêu cầu phối hợp UBND các phường, xã rà soát và chủ động phương án vận hành công trình tiêu nước, phòng ngừa úng ngập, đảm bảo an toàn đê điều, công trình thủy lợi.
Giám đốc Sở Xây dựng được giao chỉ đạo các công ty: Công viên Cây xanh Hà Nội, Thoát nước Hà Nội, Chiếu sáng và Thiết bị đô thị... sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn, ứng phó mưa bão, rà soát hạ tầng giao thông và xây dựng. Công điện đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thu dọn cây gãy đổ do mưa to chiều 19/7 và đảm bảo giao thông thông suốt.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Giám đốc Công an Thành phố được yêu cầu chỉ đạo lực lượng sẵn sàng phối hợp với địa phương để hỗ trợ ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Các sở, ban, ngành khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình và phối hợp, hỗ trợ địa phương khi có tình huống xảy ra.
 |
Thành phố Hà Nội dự báo từ đêm 21/7 do ảnh hưởng bão số 3, sẽ có mưa rất lớn, cảnh báo nguy cơ ngập úng. (Ảnh minh họa) |
Về diễn biến mưa trong 24 giờ qua, theo Phòng Dự báo khí tượng thủy văn cho biết, Thành phố Hà Nội có mưa, mưa rào rải rác. Lượng mưa từ 7h ngày 20/7 đến 7h ngày 21/7 phổ biến dưới 10mm.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, từ chiều nay (21/7) đến sáng ngày 23/7 thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông, lượng mưa phổ biến từ 80 - 200mm, có nơi trên 250mm. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cảnh báo mưa với cường độ lớn trong thời gian ngắn (>100mm/3h).
Dự báo, từ chiều ngày 23/7 đến ngày 25/7, thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Lượng mưa phổ biến từ 50 - 100mm, có nơi trên 150mm.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: Cấp 1.
Đồng thời dự báo, cảnh báo nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đặc biệt là các khu vực có địa hình dốc.
Mưa lớn có thể kèm theo các hiện tượng giông, lốc, sét và gió giật mạnh làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng. Gây ngập úng cây trồng, làm đất trở nên bão hòa nước, hoặc làm cây bị đổ gây thiệt hại cho mùa màng. Làm quá tải hệ thống thoát nước đô thị, gây ra ngập úng trong các khu dân cư, ách tắc giao thông do ngập úng đường và giảm tầm nhìn khi lái xe, gây ra trơn trượt và tai nạn giao thông.