Thứ Tư, 26/02/2025 08:56 (GMT+7)

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên phạm vi toàn quốc

Ngày 25/2, theo thông tin từ Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, trong giai đoạn 2025 - 2027, Trung ương Hội sẽ triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên phạm vi toàn quốc. Phong trào được phát động trong đoàn viên, thanh niên nhằm phát huy tinh thần xung kích và đóng góp của tuổi trẻ Việt Nam trong quá trình tham gia hỗ trợ nâng cao năng lực số, khả năng sử dụng các thiết bị và ứng dụng số cho người dân.
Ảnh đại diện tin bài

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên phạm vi toàn quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng các thầy thuốc, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Công bố Quyết định thành lập 15 Đảng bộ trực thuộc Chính phủCần đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế

“Bình dân học vụ số” là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng số thiết yếu cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người ít tiếp xúc với công nghệ, giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống. Qua đó nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; góp phần tham gia xây dựng chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW; khẳng định vai trò tiên phong, xung kích, sáng tạo của thanh niên, của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong kỷ nguyên số của đất nước.

Các cấp bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam sẽ triển khai thực hiện phong trào. Đối tượng thụ hưởng là người dân có nhu cầu tìm hiểu, cập nhật, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, như: thanh niên, học sinh, sinh viên cần trang bị kỹ năng số để học tập, nghiên cứu, công tác; cán bộ, công chức, viên chức cần cập nhật kiến thức số để phục vụ công tác; người lao động, công nhân, nông dân cần nâng cao kỹ năng số để thích ứng với công việc, tiếp cận thương mại điện tử; người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người ít tiếp xúc với công nghệ...

Theo đó, các cấp bộ Hội sẽ tổ chức một số mô hình điểm tại các địa bàn có điều kiện đặc thù như khu vực đông dân cư; vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, biển đảo; khu công nghiệp; khu vực còn thiếu hạ tầng về công nghệ... Năm 2025, phong trào được tập trung triển khai cao điểm trong Tháng Thanh niên và thời gian diễn ra Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè.

Các hoạt động của đội hình “Bình dân học vụ số” thực hiện theo sự hướng dẫn, điều phối chung của Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng cấp, tập trung vào các nội dung: Tuyên truyền, hỗ trợ phổ cập cho người dân và thanh thiếu nhi các kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin; tổ chức các khóa học trực tiếp và trực tuyến về kỹ năng số thiết yếu; hướng dẫn, phổ cập người dân sử dụng máy tính, các thiết bị thông minh, mạng xã hội; hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến và tương tác với chính quyền qua nền tảng số.

Bên cạnh đó, các đội hình “Bình dân học vụ số” sẽ hướng dẫn người dân truy cập internet và các kỹ năng số thiết yếu (sử dụng phần mềm và mạng xã hội) một cách văn minh, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin ở mức cơ bản, tránh lừa đảo số; nhận diện, phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số; hướng dẫn người dân, hộ gia đình tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín của các doanh nghiệp trong nước, các kỹ năng bán hàng qua sàn thương mại điện tử; kỹ năng thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và các ứng dụng số khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương; tổ chức các lớp “Bình dân học vụ số” tùy vào điều kiện thực tế và nhu cầu tại địa phương, đơn vị…

"Bình dân học vụ số" là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Có thể hiểu "Bình dân học vụ số" là chương trình phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên nông thôn, công nhân, người lao động phổ thông, người lớn tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ tiếp cận, sử dụng, ứng dụng công nghệ số vào đời sống, công việc và sản xuất kinh doanh nhằm góp phần đạt được mục tiêu kép: vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam.

Thanh Huyền (TTXVN)
Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ
Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ

Ngày 22/7, tại Nghĩa trang Liệt sỹ Đức Cơ (xã Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Ban Vận động Liên hiệp Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam - Lào - Campuchia phối hợp với Doanh nghiệp xã hội Word of Life Việt Nam và chính quyền địa phương tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng phó bão số 3, trực ban 24 24, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng
Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng phó bão số 3, trực ban 24/24, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng

(SKTE) - Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.

Bão số 3 mạnh cấp 12, hướng thẳng vào khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An
Bão số 3 mạnh cấp 12, hướng thẳng vào khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An

Tính đến 13h ngày 21/7, bão số 3 (Wipha) đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km, cách Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/h. Dự báo, trong 24h tới, vùng núi phía Đông Bắc: do tương tác giữa gió đông bắc và địa hình cánh cung, mưa sẽ gia tăng tại khu vực này; vùng núi Thanh Hóa - Nghệ An: là vùng trọng điểm mưa lớn, được xác định là “tâm mưa” do đặc điểm địa hình ở phía bắc dãy Trường Sơn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự