Sức khỏe

Chủ động phòng chống Bệnh cúm mùa

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.  Ảnh minh hoạ

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Ảnh minh hoạ

Ngày 22/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định báo cáo Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Bình Định về trường hợp ông T.V.T. (51 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) đã tử vong vào ngày 17-10 do nhiễm cúm A/H1pdm, sau khi có triệu chứng khởi phát (mệt, ho, sốt, nhức mỏi toàn thân...) vào ngày 12/10.

Sự việc trên đã gây lo lắng trong xã hội. Để giúp bạn đọc hiểu hơn vè bệnh cúm mùa, Tạp chí Sức khoẻ trẻ em giới thiệu một số thông tin về bệnh Cúm mùa và cách phòng chống.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C.

Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh cúm mùa do chủng cúm A/H1N1 (còn gọi là chủng cúm lợn) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.

Bệnh cúm mùa lưu hành ở mọi nơi trên thế giới, theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 1 tỉ trường hợp mắc bệnh, bao gồm 3-5 triệu ca bệnh nặng, có khoảng 290.000 đến 650.000 ca tử vong.

Tại Việt Nam, hàng năm vẫn ghi nhận từ 600.000-1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A/H1N1.

Bệnh cúm mùa thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai; bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Theo PGS Đỗ Văn Dũng - giảng viên cao cấp khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM - cho biết cúm A/H1N1 pdm09 là vi rút cúm có thành phần kháng nguyên là Hemaglutinin 1 và Neuramidase 1.

Chúng được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 (vì vậy nó có tên là pdm - pandemic 09). Tuy nhiên sau đại dịch 2009, vi rút này trở thành vi rút thông thường lưu hành trong cộng đồng.

Vì bản chất là vi rút cúm mùa nên thường chỉ gây bệnh nặng ở người lớn tuổi trên 65 tuổi, người có bệnh nền (ví dụ như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đái tháo đường, suy tim...), phụ nữ thai và trẻ em. Vì vậy ông Dũng khuyến cáo người dân không quá lo ngại về bệnh này.

"Cúm A/H1N1 pdm09 không đáng e ngại vì cúm này đã trở thành cúm mùa và là 1 trong 3 thành phần vắc xin cúm lưu hành", PGS Dũng thông tin.

Theo Cục Y tế Dự phòng, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, nhất là bệnh cúm mùa.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất