Tạp chí sức khỏe trẻ em
English
Thứ Tư,  
  • Tạp chí in
  • English
  • Quảng cáo
  • Search
  • Sự kiện & Bình luận
  • Nóng 24h
  • Vấn đề quan tâm
  • Sức khỏe
  • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Vượt lên tật nguyền
  • Tấm lòng nhân ái
  • Thế giới tuổi thơ
  • Trẻ em nghĩ gì
  • Bạn đọc
  • Trang chủ
  • Sự kiện & Bình luận
  • Nóng 24h
  • Vấn đề quan tâm
  • Sức khỏe
  • Nghiên cứu - Trao đổi
  • Vượt lên tật nguyền
  • Tấm lòng nhân ái
  • Thế giới tuổi thơ
  • Pháp luật
  • Trẻ em nghĩ gì
  • Bạn đọc
  • Multimedia
  • Infographic
Thứ Năm, 29/05/2025 15:01 (GMT+7)

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

(SKTE) - Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung cao điểm vào các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa bão, ngập lụt. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệngPhòng sốt xuất huyết khi mưa trái mùaThành phố Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát sớmHà Nội chủ động phòng, chống các bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết

Theo Bộ Y tế, hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn truyền bệnh, bệnh có thể gây thành dịch và nguy cơ tử vong. Hai loại muỗi vằn có tên khoa học là: Aedes aegypti và Aedes albopictus). Bệnh này có khả năng gây thành dịch và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 18.789 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 5 ca tử vong tại Bình Dương, Bình Thuận, TP HCM, Khánh Hòa, Ninh Thuận. So với cùng kỳ năm 2024 (20.017/4) số mắc giảm 6,1%, tử vong tăng 1 trường hợp.

Theo Bộ Y tế, hiện tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn truyền bệnh, bệnh có thể gây thành dịch do vi-rút Dengue gây ra và nguy cơ tử vong.  (Ảnh: BYT)

Từ đầu tháng 5 năm 2025 đến nay, dù chưa vào giai đoạn cao điểm mùa mưa, nhưng đã xuất hiện nhiều cơn dông, lốc, sét, mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nhất, đây là những điều kiện thuận lợi có thể làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh.

Bộ Y tế dự báo, thời gian tới là giai đoạn cao điểm du lịch hè 2025 với nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung cao điểm vào các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa bão, ngập lụt.

 Hiểu rõ về Phương thức lây truyền của bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh: BYT)
Triệu chứng khi người bị mắc bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh: BYT) 

Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng;
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn;
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày;

Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh: BYT) 

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch;
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà;
- Mỗi hộ gia đình, mỗi tuần hãy dành 10 phút để phòng, chống sốt xuất huyết với các động tác đơn giản như: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng; Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ… Cùng đó loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng; Phối hợp tích cực với ngành y tế trong việc thực hiện các chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng, phun hóa chất phòng chống dịch bệnh...

Lưu ý 3 thông điệp phòng chống sốt xuất huyết:

-1. Không có lăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết;
-2. Diệt lăng quăng, bọ gậy là trách nhiệm của mọi nhà;
-3. Cộng đồng chung tay để đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết.

Thông điệp phòng chống sốt xuất huyết. Chủ động diệt muỗi và loăng quăng. (Ảnh: BYT)

Đồng thời, trong văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố mới đây, về việc đẩy mạnh phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và dịch bệnh mùa mưa bão, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung công tác sau:

Chỉ đạo chính quyền địa phương và ban ngành, đoàn thể các cấp phối hợp ngành y tế triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức đợt chiến dịch cao điểm tháng 6-7 năm 2025 triển khai công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và các dịch bệnh có thể xảy ra trong điều kiện mưa lũ, ngập lụt (đau mắt đỏ, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn... ).

Khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết.

Triển khai tới chính quyền cấp xã, tới từng tổ dân phố, huy động sự tham gia của cộng đồng và toàn xã hội trong việc loại bỏ, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết, đậy nắp, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước sạch nhằm diệt lăng quăng, bọ gậy, ngủ màn... để phòng chống bệnh sốt xuất huyết...

Chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa hệ thống y tế dự phòng và điều trị trongviệc cập nhật số liệu giám sát bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế, giám sát viêm phổi nặng do virus (SVP), giám sát dựa vào sự kiện để cung cấp kịp thời thông tin các ca bệnh truyền nhiễm, những dấu hiệu bất thường của dịch bệnh, phát hiện sớm sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, bệnh đau mắt đỏ sau các đợt mưa bão, ngập lụt.

Đại Lộc
 Từ khóa:
Bộ Y tếkhuyến cáo các biện pháp phòng bệnhsốt xuất huyếtbệnh truyền nhiễm

Xem nhiều nhất

Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ

Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ

Công an Hà Nội giải cứu nữ sinh khỏi bẫy bắt cóc online

Công an Hà Nội giải cứu nữ sinh khỏi bẫy 'bắt cóc online'

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Phản hồi

IP_TRACK_REMOTE_ADDR216.73.216.84HTTP_X_FORWARDED_FOR
Thông tin người gửi phản hồi
Thông báo
Bạn đã gửi bình luận thành công.
Bình luận của bạn sẽ được quản trị duyệt trước khi hiển thị!
Thông báo
Đường truyền dữ liệu không ổn định.
Vui lòng thử lại sau!
Thông báo
Bạn chưa chọn xác thực bảo mật.

Các tin khác

Bộ Y tế yêu cầu chủ động công tác y tế, trực cấp cứu 24 24, ứng phó bão số 3 Wipha
Bộ Y tế yêu cầu chủ động công tác y tế, trực cấp cứu 24/24, ứng phó bão số 3 Wipha

(sKTE) - Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân trong trường hợp bão số 3 (Wipha) ảnh hưởng đến đất liền.

Thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão, lũ lụt
Thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão, lũ lụt

(SKTE) - Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết. Theo đó, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến nghị, đối với các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mùa mưa bão, lũ lụt và ngập úng...

Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bệnh viện Phụ sản Trung ương Lan tỏa sứ mệnh vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam
Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Lan tỏa sứ mệnh vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

(SKTE) - Sáng 18/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập bệnh viện (19/7/1955 - 19/7/2025) - đây là một dấu mốc quan trọng, thể hiện truyền thống vẻ vang, tri ân quá khứ, khẳng định giá trị hiện tại và lan tỏa sứ mệnh: vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam.

Trẻ mắc sốt xuất huyết liệu có dễ biến chứng nặng
Trẻ mắc sốt xuất huyết liệu có dễ biến chứng nặng?

Trẻ mắc sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi; trong đó trẻ dễ biến chứng nặng ở giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 mắc bệnh.

TP Hồ Chí Minh Cảnh báo sốt xuyết huyết tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo sốt xuyết huyết tăng mạnh

Chiều 11/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã đưa ra cảnh báo về tình hình sốt xuất huyết gia tăng hơn 153% so với cùng kỳ, đồng thời đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm điều trị ngoại trú
Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm điều trị ngoại trú

(SKTE) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 26/2025/TT-BYT, quy định chi tiết về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, quy định chi tiết: 252 bệnh, nhóm bệnh được áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày. Thông tư này, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Người bệnh hưởng lợi khi được kê đơn thuốc kéo dài tới 3 tháng
Người bệnh hưởng lợi khi được kê đơn thuốc kéo dài tới 3 tháng

Triển khai Thông tư 26 của Bộ Y tế, nhiều người bệnh vui mừng vì được cấp thuốc tới 3 tháng, đỡ mệt mỏi đi khám lấy thuốc BHYT hàng tháng.

Khu vực phía Nam Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, nhiều trẻ nguy kịch​
Khu vực phía Nam: Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, nhiều trẻ nguy kịch​

Khu vực phía Nam đang bước vào mùa cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết khi số ca mắc, số ca nặng tăng, sốc sốt xuất huyết...

Bộ Y tế bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025-2030
Bộ Y tế bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025-2030

(SKTE) - Lãnh đạo Bộ Y tế đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm 33 Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhiệm kỳ 2025–2030. Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023: Từ ngày 1/1/2027, Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ tổ chức đánh giá năng lực đối với chức danh bác sĩ. Lộ trình mở rộng đánh giá tiếp tục áp dụng cho các chức danh y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh (từ 1/1/2028) và kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng (từ 1/1/2029). Việc này do Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức, theo mô hình đánh giá độc lập, khách quan.

Thu hồi toàn quốc sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé
Thu hồi toàn quốc sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé

(SKTE) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị thu hồi toàn bộ sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé sau khi phát hiện đây là hàng giả, không đạt hàm lượng công bố và đã bị khởi tố vụ án. Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án hình sự (theo khoản 1 Điều 193 Bộ luật hình sự năm 2015), đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngon Hải Bé, để làm rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Mới nhất

Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ

Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ

Công an Hà Nội giải cứu nữ sinh khỏi bẫy bắt cóc online

Công an Hà Nội giải cứu nữ sinh khỏi bẫy 'bắt cóc online'

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Dành cho bạn
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ

Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng cho thế hệ trẻ

Công an Hà Nội giải cứu nữ sinh khỏi bẫy bắt cóc online

Công an Hà Nội giải cứu nữ sinh khỏi bẫy 'bắt cóc online'

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Đã sao chép đường link bài viết.
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Giới thiệu Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự