Thứ Tư, 12/02/2025 18:34 (GMT+7)

Hà Nội chủ động phòng, chống các bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết

(SKTE) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, trong tháng 01/2025, các bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết… có diễn biến phức tạp. Theo đó, cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị để điều tra, xử lý các ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng; chủ động tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch bệnh...
Ảnh đại diện tin bài

Hà Nội: Chủ động phòng, chống các bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)

Hà Nội: Triển khai tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ em từ 6 đến dưới 9 tháng tuổiHà Nội tăng cường công tác giám sát phát hiện, điều trị bệnh nhân mắc sởi và tiêm vắc-xin cho trẻ emNguy cơ gia tăng dịch bệnh trong điều kiện thời tiết ẩm thấpSố trẻ em mắc ca nhiễm sởi và nhập viện do biến chứng tăng đột biếnHà Nội: Nhiều dịch bệnh đang diễn biến "nóng"

Theo đó, ngày 11/2, thông tin trước báo chí, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), cho biết, trong tháng 1/2025, toàn thành phố ghi nhận 820 trường hợp mắc cúm, tăng 51 trường hợp (6%) so với cùng kỳ năm 2024.

Cộng dồn năm 2024 đến nay, tổng số ca mắc cúm là 7.133 trường hợp, không ghi nhận trường hợp tử vong. Bệnh nhân cúm ghi nhận quanh năm, trong đó có xu hướng gia tăng từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm.

CDC Hà Nội cũng cho biết, tính từ ngày 31/1 đến ngày 7/2, toàn thành phố ghi nhận thêm 114 trường hợp mắc sởi, tăng 60 trường hợp so với tuần trước.

 Từ 17/2/2025, Thành phố Hà Nội sẽ triển khai tiêm vắc-xin phòng sởi mũi 1, cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.

Cộng dồn năm 2025 đến nay, Hà Nội ghi nhận 327 trường hợp mắc sởi. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, trong đó có 36 trường hợp dưới 6 tháng (chiếm 11,0%); 44 trường hợp 6-8 tháng (13,5%); 35 trường hợp 9 - 11 tháng (10,7%), 64 trường hợp 1 - 5 tuổi (19,6%), 71 trường hợp 6 - 10 tuổi (21,7%), 77 trường hợp > 10 tuổi (23,5%).

Theo CDC Hà Nội nhận định, trong tuần số ca mắc sởi tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc-xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo, số mắc sởi sẽ tiếp tục gia tăng nhanh trong những tuần tiếp theo do nhu cầu đi lại, giao lưu tiếp xúc trong dịp nghỉ Tết và lễ hội đầu xuân.

Trong tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 13 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 4 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 137 trường hợp mắc, giảm so với cùng kỳ năm 2024.

Cũng trong tuần, theo CDC Hà Nội ghi nhận, có 4 ca mắc ho gà. Cộng dồn đầu năm tháng 1/2025, đã ghi nhận 6 trường hợp, tăng 2 ca so với cùng kỳ.

Bệnh nhân tay chân miệng ghi nhận 10 trường hợp (tăng 1 ca so với tuần trước).

Tăng cường, chủ động tiêm chủng vắc-xin

Trước tình hình nhiều bệnh có diễn biến phức tạp, CDC Hà Nội cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị để điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.

Theo Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 10/2/2025 của UBND Thành phố Hà Nội, từ ngày 17/2/2025, Hà Nội sẻ triển khai tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ đủ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi. Dự kiến có khoảng 20.000 trẻ em được tiêm 1 mũi vắc-xin phòng bệnh sởi. Nguồn vắc-xin được cung ứng từ Bộ Y tế.

Cùng với đó, Hà Nội sẽ lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc sởi, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định. Đồng thời, ngành Y tế thường xuyên phối hợp với ngành Giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, cúm, tay chân miệng, thủy đậu... trong trường học.

Ngoài ra, công tác giám sát tại các lễ hội xuân trên địa bàn thành phố; phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vắc xin trong trường học; tuyên truyền phụ huynh đưa con em đi tiêm chủng vắc-xin... cũng được tăng cường.

Trước đó hồi tháng 12/2024, lãnh đạo CDC Hà Nội kiểm tra công tác tiêm vắc xin sởi - rubella tại quận Thanh Xuân. . (Ảnh SYT-HN) 

Bảo đảm nguồn cung thuốc chứa hoạt chất điều trị bệnh cúm

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết: trong thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng vi rút có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng không ít người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu (thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir) - thuốc kháng vi rút cúm A về dự trữ do tâm lý sợ giá sẽ tăng, khan hiếm.

Tuy nhiên, Cục Quản lý dược khẳng định, các thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir hiện vẫn bảo đảm về nguồn cung. Cụ thể, đối với thuốc Tamiflu, theo thông tin từ công ty nhập khẩu, hiện tại số lượng thuốc tồn kho là hơn 10.000 hộp. Sắp tới, công ty sẽ nhập thêm khoảng 50.000 hộp. Trong nước cũng sản xuất và cung ứng thuốc chứa Oseltamivir, hiện đang có trên 300.000 viên…

Cũng theo Cục Quản lý Dược cho biết, qua thông tin từ công ty nhập khẩu, hiện tại số lượng thuốc tồn kho là hơn 10.000 hộp, công ty vừa xuất bán cho công ty phân phối hơn 30.000 hộp. Sắp tới, công ty sẽ nhập thêm khoảng 50.000 hộp. Trong nước cũng sản xuất và cung ứng thuốc chứa Oseltamivir, hiện đang có trên 300.000 viên. Đáng chú ý, giá bán buôn vẫn giữ nguyên.

Trước đó, để bảo đảm cung ứng đầy đủ thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị cúm, Cục Quản lý dược đã có văn bản, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc tiếp tục triển khai các nội dung về đảm bảo nguồn cung thuốc cho các bệnh có thể xảy ra trong mùa đông - xuân.

Đại Lộc
Tình người và sự nỗ lực của y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, cứu chữa sự sống cho cháu bé
Tình người và sự nỗ lực của y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, cứu chữa sự sống cho cháu bé

(SKTE) - Cho đến ngày hôm nay, sau hơn 4 tháng kể từ ngày con xảy ra biến cố, cháu Nguyễn Khánh Nguyên đã hoàn toàn hồi phục về sức khoẻ, trí tuệ, ký ức. Trong bức thư cảm ơn đầy xúc động gửi tới Bệnh viện Bạch Mai, anh Nguyễn Việt Hà - bố của cháu Nguyễn Khánh Nguyên, đồng thời cũng là một bác sĩ ngoại khoa, chia sẻ đã viết: “Không có lời nào diễn tả được hết lòng biết ơn của chúng tôi. Nếu bố mẹ sinh ra con lần đầu, thì chính các thầy cô, các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã tái sinh con tôi lần thứ hai”.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

(SKTE) - Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung cao điểm vào các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa bão, ngập lụt. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc
Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng đang có xu hướng gia tăng trên phạm vi cả nước. Trước tình hình này, sáng 25/5, Bộ Y tế đã phát đi công văn hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.

Hành trình chữa lành dị tật, mang lại cho trẻ em nụ cười trọn vẹn
Hành trình chữa lành dị tật, mang lại cho trẻ em nụ cười trọn vẹn!

(SKTE) - Từ hành trình hợp tác với các tổ chức quốc tế, quá trình trao đổi kinh nghiệm, phối hợp làm việc, ThS.BS. Nguyễn Ngọc Lan – Phó Trưởng khoa Răng-Hàm-Mặt, Bệnh viện Nhi TƯ, cho biết: "Chúng tôi ngày càng đẩy mạnh kinh nghiệm, kỹ thuật, phẫu thuật được số lượng ca bệnh rất lớn (khoảng 1.200-1.300 ca bệnh nhân/năm, tại Khoa Răng-Hàm-Mặt). Sắp tới, chúng tôi có thể quản lý được đối tượng bệnh nhân này, cũng như các bệnh nhân dị tật khác, từ tuổi sơ sinh đến giai đoạn trưởng thành. Tất cả, để mang lại cho các em nụ cười trọn vẹn hơn!".

Hà Nội Tăng cường phòng chống bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng

(SKTE) - Theo thống kê, thì cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 745 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Như vậy, có xu hương gia tăng, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca bệnh. CDC thành phố Hà Nội đề nghị tăng cường giám sát phát hiện bệnh tay chân miệng tại cộng đồng và trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch. Tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng theo quy định...

Chính sách quan tâm đối với Người khuyết tật
Chính sách quan tâm đối với Người khuyết tật

(SKTE) - Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật năm 2010 và Điều 2 Nghị Định số 28/2012/NĐ-CP, khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự