Thứ Năm, 23/01/2025 19:02 (GMT+7)

Thêm công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quyết định số 88/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Ảnh đại diện tin bài

Thêm công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tậtKhông gian công cộng cho người khuyết tật: Thực trạng và giải phápBảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Giải pháp từ thực tiễn

Mục đích của Bộ Quy tắc là xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ, hành vi, ứng xử cho người sử dụng Internet (người dùng trên môi trường mạng) nhằm thúc đẩy môi trường mạng an toàn, lành mạnh, văn minh, góp phần bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; nâng cao nhận thức của xã hội về các rủi ro mà trẻ em phải đối mặt khi hoạt động trên môi trường mạng (hoặc không gian mạng); nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và toàn xã hội trong việc chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; thúc đẩy việc phản ánh, thông báo các nội dung độc hại và các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng tới các cơ quan chức năng.

Phạm vi áp dụng Bộ Quy tắc: Các hành vi ứng xử và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động trên môi trường mạng.

Bộ Quy tắc được áp dụng cho 5 đối tượng: Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên; người dùng trên môi trường mạng; tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng; trẻ em.

Quy tắc ứng xử chung Quy tắc ứng xử chung là những quy tắc áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng: Tuân thủ pháp luật Việt Nam về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em; luôn vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Ứng xử lành mạnh, tích cực, phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và phù hợp với độ tuổi trẻ em trên môi trường mạng. Không sử dụng các hình ảnh và thông tin cá nhân của trẻ mà chưa được sự đồng ý của trẻ, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật. Không sử dụng các hình ảnh và thông tin cá nhân của trẻ em cho các mục đích có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn, phát triển lành mạnh của trẻ em. Tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức cộng đồng, xã hội thực hiện bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em cần khẩn trương, kịp thời phản ánh, tố giác tới các địa chỉ: Tổng đài điện thoại quốc gia về bảo vệ trẻ em (số 111); cơ quan công an nơi gần nhất; mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (VN-COP) (https://vn-cop.vn/bao-cao-xam-pham; email: bvte@vncert.vn).

10 quy tắc ứng xử cho trẻ em được đặt ra là: Tìm hiểu về các rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng thông qua máy tính, điện thoại, máy tính bảng.

Cẩn thận, tỉnh táo khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng, khi tìm kiếm các thông tin trên Internet.

Giao tiếp, ứng xử tích cực, văn minh và có thái độ tôn trọng người khác trên môi trường mạng; chia sẻ với bạn bè an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm.

Hỏi ý kiến và được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trước kết nối với người lạ trên môi trường mạng.

Chia sẻ với cha, mẹ, người chăm sóc hoặc giáo viên về những mối quan hệ, khó khăn, rắc rối của bản thân gặp phải trên môi trường mạng.

Dũng cảm phản ánh, tố giác tới các cơ quan chức năng tại Khoản 6, Điều 4 khi gặp phải hoặc phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em.

Không truy cập, sử dụng và chia sẻ các thông tin, nội dung độc hại; không tham gia, bắt chước các nội dung tiêu cực, nhảm nhí, vô bổ, thiếu lành mạnh trên môi trường mạng.

Cẩn thận và trách nhiệm khi chia sẻ, cung cấp các thông tin, hình ảnh cá nhân, thông tin bí mật đời sống riêng tư của mình hay của bất kỳ ai trên môi trường mạng.

Không truy cập vào các đường dẫn, nội dung có nguồn gốc không rõ ràng, hãy rời đi và báo cáo khi thấy nội dung, hành vi không phù hợp.

Không tham gia các hoạt động bè phái, công kích, mạo danh, bắt nạt, hạ nhục bạn bè hoặc các trẻ em khác.

Chín quy tắc ứng xử cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên gồm:

Tôn trọng quyền tự do cá nhân của trẻ em trên môi trường mạng; quan tâm chăm sóc, lắng nghe ý kiến của trẻ em.

Thường xuyên trao đổi với trẻ em để nắm bắt nhu cầu, sở thích của trẻ khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng.

Cập nhật thông tin về các rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng và các kiến thức, kỹ năng, công cụ để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Chú ý, hỗ trợ, đồng hành và hướng dẫn trẻ em thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng.

Giám sát, quản lý việc sử dụng internet của trẻ em, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ trên môi trường mạng, mối quan hệ của trẻ em trên môi trường mạng.

Quan tâm, chú ý tới những thay đổi bất thường của trẻ em để đảm bảo trẻ em luôn được bảo vệ và hỗ trợ kịp thời trên môi trường mạng.

Che chở, động viên và giúp đỡ khi trẻ em gặp khó khăn, rắc rối, bị bắt nạt hoặc bị xâm hại trên môi trường mạng.

Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Báo cáo và hướng dẫn trẻ báo cáo tới các cơ quan chức năng tại Khoản 6, Điều 4 khi phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em.

Lồng ghép các nội dung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong quá trình dạy học, hướng dẫn cho trẻ em.

Bộ Quy tắc cũng đưa ra 6 quy tắc cho người dùng trên môi trường mạng; 7 quy tắc ứng xử cho các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng; 8 quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ Quy tắc này triển khai tuyên truyền, phổ biến, thực hiện nội dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình nhằm bảo vệ trẻ em và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo lành mạnh trên môi trường mạng. Trẻ em, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người dùng và tổ chức, doanh nghiệp có liên quan được khuyến khích thực hiện đầy đủ các nội dung Bộ Quy tắc và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trên môi trường mạng.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 21/1/2025./.

Thanh Huyền tổng hợp
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ

Mỗi cái nhìn đầy sân hận, mỗi lời nói thô bạo, mỗi hành động làm tổn thương người thân đều là sự gieo trồng của những hạt giống bất thiện trong tâm thức.

Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ
Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ

(SKTE) - Để bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ và gia đình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Công đề xuất Nhà nước cần có một chính sách dành cho trẻ tự kỷ như quyền được tiếp cận giáo dục hòa nhập, quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên biệt, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức phân biệt đối xử, quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho gia đình…

Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”
Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”

Ngày 27/3, Thành đoàn Đà Nẵng phát động mô hình “Cổng trường An toàn” phân luồng giao thông - Vững bước tương lai năm 2025. Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh trên toàn thành phố.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự