Chủ Nhật, 10/11/2024 08:59 (GMT+7)

78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

(SKTE)- Quyết định công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực của Bộ Y tế có hiệu lực kể từ ngày 30/1/2025.
Ảnh đại diện tin bài

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Thông tư 27 sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư 20 như sau: Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực được công bố theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Cũng tại Thông tư 27 nêu rõ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác phải lập hồ sơ đề nghị mua thuốc theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP, khoản 23 Điều 4 và khoản 33 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP và gửi đến Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở hoặc Cục Quân y Bộ Quốc phòng để xem xét, phê duyệt theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và khoản 34 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP trước khi mua các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất.

Quyết định công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực của Bộ Y tế có hiệu lực kể từ ngày 30/1/2025.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/01/2025. Các hồ sơ nộp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ; trừ trường hợp cơ sở đề nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép.

Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nguyên liệu làm thuốc được công bố để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc nhập khẩu được áp dụng theo Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực tại văn bản hướng dẫn có hiệu lực tại thời điểm hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu.

Liên quan đến Thông tư 27, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định về việc công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30/1/2025.

Theo đó danh mục này gồm 78 dược chất, thuốc chứa dược chất:

TT

Dược chất/Thuốc chứa dược chất

1

19 Nor-testosteron (tên gọi khác là Nandrolon)

2

Amifloxacin

3

Aristolochia

4

Azathioprin

5

Bacitracin Zn (Kẽm bacitracin)

6

Balofloxacin

7

Benznidazol

8

Besifloxacin

9

Bleomycin

10

Carbuterol

11

Chloramphenicol (Cloramphenicol)

12

Chlorotrianisene (Clorotrianisen)

13

Chlorpromazine (Clorpromazin)

14

Ciprofloxacin

15

Clenbuterol

16

Clomifen

17

Colchicin

18

Cysteamin (Mercaptamine)

19

Dalbavancin

20

Dapson

21

Delafloxacin

22

Dienestrol

23

Diethylstilbestrol (DES)

24

Enoxacin

25

Fenoterol

26

Fexinidazol

27

Fleroxacin

28

Furazidin

29

Furazolidon

30

Garenoxacin

31

Gatifloxacin

32

Gemifloxacin

33

Hợp chất Cadmi (Cadmium compound)

34

Isoxsuprin

35

Levofloxacin

36

Lindan (BHC)

37

Lomefloxacin

38

Methyltestosteron

39

Metronidazol

40

Moxifloxacin

41

Nadifloxacin

42

Nifuratel

43

Nifuroxazid

44

Nifuroxim

45

Nifurtimox

46

Nifurtoinol

47

Nimorazol

48

Nitrofurantoin

49

Nitrofurazon

50

Norfloxacin

51

Norvancomycin

52

Ofloxacin

53

Oritavancin

54

Ornidazol

55

Ospemifen

56

Pazufloxacin

57

Pefloxacin

58

Pretomanid

59

Prulifloxacin

60

Raloxifen

61

Ramoplanin

62

Rufloxacin

63

Salbutamol

64

Selenium (Se)

65

Secnidazol

66

Sitafloxacin

67

Sparfloxacin

68

Tamoxifen

69

Telavancin

70

Teicoplanin

71

Terbutalin

72

Tinidazol

73

Tím tinh thể (Tims gentian, Gentian Violet, Crystal violet)

74

Thủy ngân (Mercury)

75

Toremifen

76

Tosufloxacin

77

Trovafloxacin

78

Vancomycin

Bộ Y tế nêu rõ, danh mục này bao gồm tất cả dạng muối (nếu có) của các chất ghi trong danh mục; Danh mục này bao gồm cả bán thành phẩm chứa dược chất hoặc các dạng muối (nếu có) của các chất ghi trong danh mục.

0
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam