Chủ Nhật, 05/01/2025 13:52 (GMT+7)

9 loại đồ uống giúp giữ nhiệt cơ thể trong mùa đông

(SKTE) - Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống ấm có thể giúp tăng nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. Hãy thử những thức uống lành mạnh này để giữ ấm trong mùa đông.
Ảnh đại diện tin bài

Rối loạn tiền đình ở trẻ emNgười dân có thể mua thuốc trực tuyến bằng ứng dụng VNeIDHơn 20.000 bệnh nhân ung thư đã được miễn giấy chuyển tuyến theo quy định mới

Những ngày trời lạnh, cần duy trì trạng thái hydrat hóa tốt, uống đủ nước. Khi nhiệt độ bên ngoài giảm, tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống ấm có thể cung cấp nguồn nhiệt cho cơ thể. Đồ uống ấm như trà thảo mộc, nước nóng pha chanh hoặc trà gừng giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do độ ấm và đặc tính riêng của chúng. Tham khảo một số loại đồ uống dưới đây có tác dụng làm ấm cơ thể trong mùa đông:

1. Trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như hoa cúc, gừng hoặc bạc hà rất dễ pha chế bằng cách ngâm các loại thảo mộc trong nước sôi. Các loại trà này có đặc tính làm ấm giúp tăng nhiệt độ cơ thể, cải thiện tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.

Đồ uống thảo mộc có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. 

2. Sữa vàng

Thức uống truyền thống của Ấn Độ này kết hợp sữa (sữa hoặc sữa từ thực vật) với nghệ, gừng, quế và mật ong. Nghệ và gừng có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm đau khớp và tăng cường khả năng miễn dịch tổng thể.

3. Nước chanh nóng

Chỉ cần vắt nửa quả chanh vào nước nóng, có thể thêm chút mật ong hoặc đường thô. Thức uống này có tác dụng bù nước, giải độc và giàu vitamin C, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và chống lại các triệu chứng cảm lạnh.

4. Nước táo nóng

Đây là một món đồ uống cổ điển ngon tuyệt để thưởng thức từ mùa thu đến mùa đông. Đun sôi nước táo hoặc rượu táo với quế, đinh hương và hạt nhục đậu khấu trên bếp. Các loại gia vị trong thức uống này giúp ấm áp, cải thiện lưu thông, đồng thời cung cấp chất chồng oxi hoá và vitamin.

Nước táo nóng kết hợp các gia vị là loại đồ uống sinh nhiệt trong mùa đông. 

5. Sinh tố ấm

Chế biến sinh tố ấm bằng cách trộn sữa hạnh nhân nóng, chuối chín, rau bina và bột protein tùy chọn. Thức uống giàu dinh dưỡng này mang lại sự ấm áp, năng lượng và tăng cường lượng vitamin, khoáng chất hàng ngày.

6. Sôcôla nóng

Chuẩn bị một tách sôcôla nóng đậm đà bằng bột ca cao đen, sữa ấm và một chút mật ong để tạo vị ngọt. Ca cao đen chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khoẻ tim mạch và cải thiện chức năng nhận thức.

7. Đồ uống từ trà đen kết hợp gia vị nóng

Pha một tách trà đen với sự kết hợp của các loại gia vị ấm như thảo quả, quế, đinh hương và gừng. Món đồ uống từ trà đen kết hợp gia vị nóng giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và tăng cường lưu thông máu.

Nhiều loại đồ uống giúp giữ nhiệt cho cơ thể. 

8. Nước dừa ấm

Đun nóng nước dừa và thêm một ít chanh để có một thức uống ấm áp và bổ sung nước. Nước dừa chứa nhiều chất điện giải và khoáng chất hỗ trợ quá trình hydrat hóa, đặc biệt là trong mùa đông.

9. Trà xanh với mật ong

Ngâm túi trà xanh trong nước nóng và thêm một thìa mật ong. Trà xanh giàu chất chống oxy hóa và giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy chất béo và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Những loại đồ uống này giúp chúng ta ấm áp bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể, cải thiện lưu thông máu và thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn có một số lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp chất chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tăng cường hydrat hóa.

Đồ uống ấm như nước nóng với chanh và nước dừa ấm cung cấp nước, giúp hỗ trợ làn da khỏe mạnh, tiêu hóa và các chức năng cơ thể nói chung. Một số đồ uống chứa các loại gia vị hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.

Danh Hưng tổng hợp
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật

(SKTE) - Theo các văn bản pháp luật hiện hành, bao gồm Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC và Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT, trẻ khuyết tật được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là trong việc quy định độ tuổi nhập học.

Mong ước ngày cận Tết của cô bé 6 tuổi mắc bệnh ung thư máu
Mong ước ngày cận Tết của cô bé 6 tuổi mắc bệnh ung thư máu

( SKTE) - Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, khi những đứa trẻ khắp nơi háo hức chờ đợi được mặc quần áo mới, tung tăng chơi đùa dưới ánh nắng xuân, thì bé N.T.H.N., 6 tuổi đang điều trị ung thư máu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ có một điều ước giản dị: được khỏi bệnh để về nhà đón Tết cùng cha mẹ và anh trai. Ước mơ bé nhỏ ấy như ngọn lửa âm ỉ, sưởi ấm tâm hồn non nớt giữa những ngày dài mệt mỏi vì hóa chất.

An Giang Tôn vinh những tấm lòng yêu trẻ và trẻ em vượt khó
An Giang: Tôn vinh những tấm lòng yêu trẻ và trẻ em vượt khó

( SKTE) - Hội nghị biểu dương những người yêu trẻ và trẻ em khuyết tật vượt khó giai đoạn 2023-2024 vừa diễn ra tại tỉnh An Giang. Đây là dịp ghi nhận những nỗ lực không ngừng của các tập thể, cá nhân và cộng đồng trong việc chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời lan tỏa những giá trị nhân văn trong cộng đồng.

Nguy cơ tử vong do việc sử dụng rượu không rõ nguồn gốc
Nguy cơ tử vong do việc sử dụng rượu không rõ nguồn gốc

(SKTE) - Ngộ độc rượu, đặc biệt là rượu chứa methanol đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thời gian gần đây, gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người, đặc biệt vào dịp cuối năm, khi nhu cầu sử dụng rượu tăng cao.

Khoảng 400 triệu trẻ em trên thế giới đang sống trong vùng xung đột
Khoảng 400 triệu trẻ em trên thế giới đang sống trong vùng xung đột

(SKTE) - Theo báo cáo mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện nay có khoảng 400 triệu trẻ em, tương đương hơn 1/6 trẻ em trên thế giới, đang sống trong các khu vực xung đột hoặc phải rời bỏ nhà cửa để tránh chiến tranh. Đây là một thực trạng đáng báo động, cho thấy trẻ em đang phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng về an toàn và tương lai của chính mình.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam