Thứ Năm, 10/04/2025 16:45 (GMT+7)

Bắc Giang: Bé gái 11 tuổi bị chó cắn thủng thực quản

(SKTE) - Ngày 10/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) thông tin vừa tiếp nhận trường hợp bé gái 11 tuổi ở Lục Ngạn, (Bắc Giang) bị chó nhà nuôi cắn vào vùng cổ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng thủng thực quản phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.
Ảnh đại diện tin bài

Bác sĩ Vũ Đức Thịnh - khoa phẫu thuật tiêu hóa - khám lại cho bệnh nhi - Ảnh: BVCC

Mỹ hoãn áp thuế, thị trường chứng khoán Việt Nam tràn đầy hứng khởiBạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ

Theo lời kể của gia đình, bé đang chơi đùa với con chó thì bất ngờ bị cắn vào cổ. Do con chó này đã được nuôi từ lâu và tiêm phòng dại, nên gia đình chủ quan, không đưa bé đến bệnh viện ngay mà tiếp tục để bé sinh hoạt bình thường tại nhà.

Mãi đến bữa ăn, khi bé nhai nuốt, người nhà mới phát hiện từ vết thương ở cổ chảy ra dịch nước bọt và cả thức ăn.

Đây là dấu hiệu cảnh báo tổn thương sâu vào thực quản - một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng. Lúc này bé mới được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Bác sĩ Vũ Đức Thịnh - khoa phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức - cho biết khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ nhận thấy vùng cổ bé có hai vết cắn đang rỉ dịch nước bọt. Điều này đặt ra mối lo ngại về tổn thương sâu vào các cơ quan quan trọng như khí quản và thực quản.

Bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Các bác sĩ mở rộng vết thương, kiểm soát tổn thương và thực hiện mở thông dạ dày để nuôi dưỡng bé bằng đường ống, giúp thực quản có thời gian hồi phục.

Dù chú chó đã được tiêm phòng dại, các bác sĩ vẫn không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ nhiễm vi rút dại. Bệnh dại có thời gian ủ bệnh dài, khi đã phát bệnh, tỉ lệ tử vong gần như 100%.

Vì vậy bé đã được hội chẩn với các chuyên gia dịch tễ và tiêm ngay ba mũi giải độc tố huyết thanh, một mũi vắc xin phòng dại, tiếp tục theo dõi và tiêm đủ phác đồ để đảm bảo an toàn.

Theo dõi thêm tại nhà, chú chó vẫn ăn uống tốt, không có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên bác sĩ vẫn yêu cầu gia đình nhốt và theo dõi trong ít nhất 10-14 ngày, bởi nếu chó phát bệnh dại trong khoảng thời gian này, bé có nguy cơ rất cao bị lây nhiễm.

Không chủ quan với vết thương do động vật cắn

Sau phẫu thuật và điều trị tích cực, bé đã qua cơn nguy hiểm, đang tiếp tục được theo dõi và chăm sóc hồi phục. Các bác sĩ khuyến cáo khi bị chó hoặc bất kỳ động vật nào cắn, người bệnh cần:

Sát trùng ngay lập tức: Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước trong ít nhất 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn hoặc dung dịch sát trùng.

Không chủ quan dù vết thương nhỏ: Ngay cả khi vết cắn không chảy máu nhiều, vi khuẩn hoặc vi rút từ nước bọt động vật vẫn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng sâu.

Đến cơ sở y tế ngay lập tức: Đặc biệt là vết cắn ở vùng nguy hiểm như đầu, mặt, cổ, tay, chân. Cần tiêm phòng dại và kiểm tra chuyên sâu nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Theo dõi con vật cắn từ 10-14 ngày: Nếu con vật có dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

TH (Nguồn Tuoitre.vn)
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Trước 31 8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến
Trước 31/8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã giao một số nhiệm vụ cho Bộ Y tế, trong đó có việc triển khai giải pháp giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, kết quả xét nghiệm… Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp rà soát nội dung, công tác chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 2 của BCĐ của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự