Chủ Nhật, 28/07/2024 18:03 (GMT+7)

Cảnh giác tại nạn bỏng ở trẻ em

Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bỏng – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện do bị bỏng và đáng lo ngại, phần lớn trẻ bị bỏng là do sự bất cẩn của người lớn.
Ảnh đại diện tin bài

Ngày 8/7, Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bỏng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi L.T.S (22 tháng tuổi, trú tại Thanh Chương, Nghệ An) nhập viện do bị bỏng nặng.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, thời điểm xảy ra sự việc, bé S. đang chơi một mình thì va vào bình nước sôi dùng để pha sữa. Sau tai nạn trẻ quấy khóc nhiều, bỏng nhiều vùng mặt cổ, phần ngực, bụng, tay và chân của bé.

Khi trẻ bị bỏng, phụ huynh cần phải bình tĩnh, xử lí đúng cách để tránh tình trạng nặng thêm. Ảnh: BV

Khi trẻ bị bỏng, phụ huynh cần phải bình tĩnh, xử lí đúng cách để tránh tình trạng nặng thêm. Ảnh: BV

Bệnh nhi được gia đình tự sơ cứu bằng cách để vùng bỏng dưới vòi nước và nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện huyện. Tại đây, các bác sĩ tiến hành băng bó và đặt thuốc giảm đau cho bé. Buổi sáng cùng ngày, bệnh nhi được chuyển tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị.

Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bé bỏng nhiều vùng mặt cổ, phần ngực, bụng, 2 tay và chân trái, bỏng độ III diện tích khoảng 20%.

Tương tự, Bệnh viện cũng tiếp nhận trường trường hợp bệnh nhi H.D.T (32 tháng tuổi, Tân kỳ, Nghệ An) bị bỏng do ngã vào nồi nước sôi.

Theo TS.BS Thái Văn Bình – Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bỏng cho biết: Mỗi năm Bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bỏng bởi những nguyên nhân khác nhau như bỏng nước sôi, bỏng điện, bỏng hoá chất…

Bên cạnh những ca bỏng nhẹ cũng có những ca bỏng nặng, bỏng sâu, bỏng diện tích lớn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng vết bỏng, nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được can thiệp và điều trị đúng cách.

TS Bình khuyến cáo, khi gặp phải tình trạng trên, phụ huynh cần phải bình tĩnh, xử lí đúng cách để tránh tình trạng nặng thêm.

Một số bước sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng như sau:

- Đưa trẻ ra khỏi vị trí bỏng

- Làm mát vùng bỏng bằng cách ngâm vào nước sạch trong khoảng 30 phút, lưu ý sử dụng nước mát, không dùng nước lạnh, nước ấm vì có thể làm tăng độ bỏng

- Che phủ tạm thời vết bỏng bằng các vật liệu sạch như gạc y tế, khăn mặt, vải màn sạch…

- Băng ép nhẹ vết bỏng để hạn chế hình thành nốt phồng và phù nề chi

- Không đắp các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, lá cây…vào vùng bỏng

- Không làm trợt, loét vết bỏng, bóc vỏ vòm nốt phồng, bỏng nhằm hạn chế phù nề vùng bỏng

- Sau đó phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

0
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam