Chủ Nhật, 12/01/2025 09:46 (GMT+7)

Cứu sống thành công trẻ sinh non nặng 550g nguy kịch

Do sinh cực non và nhẹ cân, bệnh nhi diễn biến hết sức phức tạp, luôn ở trong tình trạng nặng, không thở và không khóc. Vì vậy, trẻ được nằm lồng ấp, hỗ trợ thông khí bằng máy thở,… nhằm duy trì và cải thiện sự sống.
Ảnh đại diện tin bài

Bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhi (Ảnh: BVCC)

Trường hợp sản phụ N.T.H (trú tại TP Vinh) chuyển dạ sinh con tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An ở tuần thai 24, với vỏn vẹn cân nặng 550g, sau sinh không thở, không khóc, không có phản xạ. Đây là trường hợp em bé non tháng có cân nặng nhỏ nhất tại bệnh viện. Với sự phối hợp chặt chẽ của Khoa Sản và khoa Hồi sức Sơ sinh, các bác sĩ đã túc trực ngay trong phòng sinh, ngay lập tức đặt nội khí quản cho bé và nhanh chóng chuyển bé về khoa Hồi sức Sơ sinh.

BS.CKII Trương Lệ Thi – Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, đây là một ca sinh đặc biệt và khó. Bởi trẻ sinh cực non (dưới 28 tuần thai) và nhẹ cân (dưới 1.000g) tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sơ sinh như ngạt, suy hô hấp, xuất huyết não và phổi, hoại tử ruột, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa, tan máu vàng da… nên phải áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp đồng bộ. Bên cạnh đó, trẻ cũng thường xuyên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang để tầm soát các bệnh lý.

Do sinh cực non và nhẹ cân, bệnh nhi diễn biến hết sức phức tạp, luôn ở trong tình trạng nặng. Trẻ được nằm lồng ấp, hỗ trợ thông khí bằng máy thở, đặt longline (catheter tĩnh mạch trung tâm 1 nòng), đặt đường nuôi dưỡng qua tĩnh mạch rốn và duy trì thuốc vận mạch. Ngoài ra, bệnh nhi còn được điều trị kết hợp bệnh lý vàng da và bệnh võng mạc ở trẻ sinh non.

 

Đối với các trẻ non yếu, cân nặng cực thấp, chế độ điều trị được tính toán cẩn thận bao gồm lượng dịch, năng lượng và lượng sữa theo từng ngày tùy thuộc cân nặng. Trẻ được theo dõi cân nặng 2 lần/tuần để điều chỉnh kịp thời, đảm bảo trẻ tăng cân tốt trong quá trình điều trị. Việc tuân thủ chế độ chăm sóc, đảm bảo vô khuẩn trong quá trình trẻ nằm viện được thực hiện nghiêm ngặt.

Trải qua 100 ngày điều trị, sức khỏe của trẻ liên tục được cải thiện mỗi ngày. Hiện, bệnh nhi đã ổn định, có thể được xuất viện về nhà.

“Dưới sự chăm sóc của các y bác sĩ tại khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, em bé sinh non nặng vỏn vẹn 500 gram, giờ đã đạt 2,1kg, có sức khỏe ổn định. Cân nặng của bé lúc ra viện gần tương đương với tuổi thai hiệu chỉnh, và tương đương với 1 bé được nuôi dưỡng trong bụng mẹ. Trước khi ra viện, bệnh nhi được khám sàng lọc đầy đủ về thính lực, sàng lọc bệnh võng mạc trẻ đẻ non”, BS.CKII Trương Lệ Thi thông tin./.

Xuân Quý (daibieunhandan.vn)
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự