Thứ Sáu, 16/05/2025 08:00 (GMT+7)

Hà Nội đứng thứ 3 cả nước về số ca mắc COVID-19

(SKTE) - Từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 19 ca mắc COVID-19. Số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ nhưng có thể sẽ không tăng các trường hợp nặng do biến thể của virus COVID-19.
Ảnh đại diện tin bài

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế 

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc tại 27 tỉnh, thành phố, không có tử vong. Trong đó TPHCM (34 trường hợp mắc), Hà Nội (19), Hải Phòng (21), Bắc Ninh (14), Nghệ An (17), Quảng Ninh (6), Bắc Giang (4), Bình Dương (4), 19 tỉnh, thành phố khác ghi nhận 1 đến 2 ca mắc/ tỉnh. Không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.

Theo nhận định của Bộ Y tế, không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần. COVID-19 hiện cũng là bệnh lưu hành tại Việt Nam.

Với nhu cầu cao về giao lưu, đi lại của người dân không loại trừ khả năng có thể gia tăng các ca mắc tại nước ta trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ca nặng do biến thể của virus COVID-19 có thể sẽ không gia tăng.

Trước tình hình bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã chủ động tăng cường công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình COVID-19, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng; sẵn sàng thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao (phụ nữ có thai, người có bệnh nền, người cao tuổi…), không để xảy ra các trường hợp tử vong.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân không nên quá lo lắng hay hoang mang trước thông tin này.

Chủng virus đang lưu hành ở Thái Lan là biến thể lành tính, không phải dạng có độc lực cao. Với virus đường hô hấp như COVID-19, nguy cơ lây lan luôn tồn tại, dù ở nhà hay đi chơi. Điều quan trọng là phần lớn người dân hiện đã có miễn dịch nền nên nguy cơ chuyển nặng rất thấp.

Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.

Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).

Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.

Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.

Hà Lam
Giám sát chặt và chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm
Giám sát chặt và chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm

Điều kiện thời tiết thất thường kết hợp nhu cầu du lịch, giao lưu đi lại tăng cao trong dịp cao điểm Hè 2025 tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, các địa phương chủ động biện pháp phòng, chống; khuyến cáo người dân không nên chủ quan, nhất là nhóm nguy cơ cao.

Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc
Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng đang có xu hướng gia tăng trên phạm vi cả nước. Trước tình hình này, sáng 25/5, Bộ Y tế đã phát đi công văn hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.

Quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả Vì lợi ích quốc gia
Quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả: Vì lợi ích quốc gia

(SKTE) - Không ai muốn sống trong một xã hội nơi thật – giả lẫn lộn, nơi người làm ăn chân chính bị đánh bật bởi thủ đoạn bất lương. Thế nhưng, hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại vẫn len lỏi khắp chợ truyền thống, sàn thương mại điện tử, thậm chí cả kệ hàng cao cấp, làm méo mó thị trường, bào mòn đạo đức kinh doanh và niềm tin vào pháp luật.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự