Chủ Nhật, 10/11/2024 09:04 (GMT+7)

Nguy hiểm từ chấn thương sọ não trẻ em

Khi xảy ra chấn thương, có một số phụ huynh lo lắng thái quá dẫn tới việc phải đi khám bệnh nhiều lần cho trẻ, kéo theo sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị sớm.
Ảnh đại diện tin bài

Nguyên nhân chấn thương sọ não

Theo TS.BS Nguyễn Duy Tuyển – Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chấn thương sọ não ở trẻ em xảy ra khi có một tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào đầu trẻ dẫn tới các tổn thương tùy thuộc vào cường độ va chạm. Từ ngoài vào trong ta có thể gặp tụ máu hoặc vết thương ở da đầu, vỡ xương sọ, chảy máu trong não.

Đặc biệt, trẻ mới biết đi gặp nhiều máu tụ hơn vỡ xương. Ngược lại, những đứa trẻ lớn hơn sẽ ít máu tụ hơn nhưng lại bị gãy xương nhiều hơn vì hộp sọ kém linh hoạt.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân phụ thuộc vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và hoạt động của trẻ. Ở trẻ sơ sinh, đó là những cú ngã ghế cao, giường, bàn thay tã, tay người thân, do sự rung lắc mạnh khi cháu được bế, hay trêu đùa.

Khi trẻ lớn hơn và tập đi, chấn thương đầu chủ yếu do ngã từ xe tập đi, xe đẩy, cầu thang, tay của người thân, nhưng cũng có thể do đồ đạc rơi vào đầu hoặc va vào thành giường, bàn ghế. Đồng thời, thường xảy ra ở những tai nạn liên quan đến thể thao, các hoạt động luyện tập bên ngoài như đạp xe, đi xe scooter, xe đạp…

Triệu chứng chấn thương sọ não

TS.BS Nguyễn Duy Tuyển cho rằng, điều quan trọng là cần phải biết cách phát hiện chấn thương sọ não và đánh giá mức độ nghiêm trọng. Tình trạng chảy máu trong não có thể dẫn đến nguy cơ hôn mê ở trẻ và đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.

Với trẻ bị chấn thương, cần đánh giá ngay 3 yếu tố: Độ tuổi, độ cao của cú ngã và hoàn cảnh ngã. Cụ thể:

– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị ngã trên 90cm: Có nguy cơ bị tổn thương chảy máu não. Việc rơi khỏi vòng tay của cha mẹ tưởng chừng không quá cao nhưng lại khá nguy hiểm khi so với kích thước của trẻ.

– Đối với trẻ trên 2 tuổi, yếu tố rủi ro xuất hiện nếu trẻ ngã cao quá 1,5m (chẳng hạn như rơi từ giường tầng, bàn thay tã): Các dấu hiệu có thể xuất hiện như nôn mửa, đau đầu, hành vi bất thường, không tỉnh táo như thường ngày. Nếu trẻ nôn ngay sau khi ngã - đây không hẳn là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng. Ngược lại, những biểu hiện trên càng xuất hiện muộn kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, thì nguy cơ chấn thương não càng lớn.

Để ngăn ngừa nguy cơ chấn thương sọ não, bác sĩ khuyến cáo một số quy tắc như sau:

– Không bao giờ để trẻ một mình trên mép giường hoặc ghế sofa nếu trẻ đã biết lật (từ 4 tháng).

– Không sử dụng khung tập đi hay xe tập đi (nguy cơ ngã cầu thang).

– Khi trẻ lớn hơn, mặc quần áo gọn gàng giúp trẻ tập đi, vận động không vướng víu.

– Không rung lắc trẻ.

– Khi trẻ lớn, hãy cân nhắc đội mũ bảo hiểm nếu trẻ đi xe đạp, xe tay ga, ván trượt hoặc bất kỳ môn thể thao nào khác nhằm bảo vệ đầu.

0
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào
Sữa giả gây hại sức khỏe thế nào?

(SKTE) - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự