Thứ Năm, 20/03/2025 14:56 (GMT+7)

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm A

(SKTE) - Cúm A ở trẻ thường biểu hiện bằng sốt cao trên 38°C, mệt mỏi, ho, sổ mũi, đau đầu, hắt hơi, đau nhức cơ thể nghiêm trọng và lười vận động.
Ảnh đại diện tin bài

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởiBộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi từ Hệ thống tiêm chủng VNVC.Bốn sai lầm khi ăn trứng vào buổi sáng dễ gây nguy hiểm tới sức khỏe

Sốt li bì trên 38 độ C, lười vận động, tiêu chảy, nôn mửa là một số dấu hiệu cảnh báo trẻ nhiễm cúm A. 

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9 gây ra. Trong đó, chủng H7N9, H5N1 lưu hành ở gia cầm và có nguy cơ lây sang người, trở thành dịch.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm A, trong đó nhóm người dễ mắc và nguy cơ biến chứng nặng gồm:

  • Người trên 65 tuổi
  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi
  • Người có bệnh nền huyết áp, tim mạch, bệnh phổi mạn tính
  • Phụ nữ mang thai
  • Người bị suy giảm miễn dịch (HIV, sử dụng corticoid kéo dài).

Tương tự các loại cúm, trẻ có thể bị cúm A nếu ở gần người bị nhiễm bệnh. Điều này có nghĩa là nguy cơ nhiễm bệnh tăng khi tiếp xúc với chất nhầy hoặc nước bọt tiết ra khi hắt hơi hoặc ho, hoặc chạm vào bề mặt như tay nắm cửa hoặc đồ chơi bị nhiễm virus.

Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt hoặc tiếp xúc chung bề mặt với người bệnh sau đó đưa tay lên mũi, miệng; tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh (gia cầm) cũng có thể nhiễm bệnh.

Theo Health Hub, trẻ mắc cúm A thể nhẹ có các biểu hiện như sốt trên 38 độ C, nhức đầu, đau mỏi cơ nghiêm trọng, lười vận động, ho khan, đau họng, chảy mũi, ngạt mũi, đau ngực, tiêu chảy và nôn mửa. Cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để khám, cấp cứu nếu bé:

  • Sốt cao từ 39 độ trở lên, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, li bì
  • Mệt mỏi
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Lú lẫn
  • Chóng mặt đột ngột
  • Đau tức ngực hoặc bụng
  • Nôn dữ dội hoặc dai dẳng
  • Chán, bỏ ăn.

Trẻ mắc cúm A diễn tiến nặng nếu không điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm thanh khí - phế quản, viêm phổi, nặng hơn có thể suy hô hấp, viêm màng não, viêm cơ tim.

Danh Hưng
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng nước giếng nấu ăn​

Ngày 23/6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) phát thông tin cảnh báo về trường hợp một bé gái 16 tháng tuổi bị tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. May mắn, bé gái đã được cấp cứu kịp thời.

Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí
Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí

Trải qua 19 năm hoạt động (2006 - 2025), Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ do Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh khởi xướng đã thực hiện phẫu thuật, điều trị cho 870 trẻ mắc bệnh lý hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, các trường hợp này được phẫu thuật bởi chính các chuyên gia nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển
Nơi giáo dục nhân văn bắt đầu từ sự thấu cảm với trẻ rối loạn phát triển

(SKTE) - Sự gia tăng nhanh chóng số lượng trẻ tự kỷ đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Ngành Giáo dục trẻ rối loạn phát triển đang mở ra hướng đi nhân văn, giàu ý nghĩa xã hội và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những người trẻ có trái tim đồng cảm và khát vọng cống hiến.

Tháng hành động vì trẻ em Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu
Tháng hành động vì trẻ em: Chung tay, ưu tiêu nguồn lực hoàn thành các mục tiêu

Diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025, Tháng hành động vì trẻ em năm nay mang chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự chung tay của toàn xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ thiết yếu, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc và bền vững hơn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự