Thứ Hai, 23/12/2024 09:57 (GMT+7)

Những việc không nên làm khi trời lạnh để phòng chống đột quỵ

(SKTE) - Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai, mà không có bất kỳ triệu chứng báo trước nào. Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia ý tế đưa ra một số lưu ý khi trời lạnh.
Ảnh đại diện tin bài

Nhiều người trẻ đột quỵ sau tắm đêm mùa lạnhTrẻ em cũng có thể bị đột quỵ

 Cần giữ ấm và an toàn khi thời tiết lạnh. Ảnh minh hoạ

Theo các chuyên gia y tế, thời tiết lạnh không tác động trực tiếp gây đột quỵ. Nhưng khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ do tình trạng tăng huyết áp đột ngột.

Những đối tượng có nguy cơ cao đó là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… Khi gặp thời tiết lạnh cơ thể không thích nghi kịp, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp làm lưu lượng máu đến não kém. Khi mạch máu co lại dễ làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Đối với những người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các biến chứng vô cùng nặng nề.

Để phòng ngừa đột quỵ, ngoài việc kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, bệnh tim mạch; sử dụng thuốc theo đơn; có chế độ ăn lành mạnh; tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống, bạn cần:

Hạn chế ra khỏi nhà khi trời lạnh

Tránh tiếp xúc đột ngột với thời tiết lạnh, đặc biệt khi trời lạnh dưới 15 độ C.

Không đột ngột rời khỏi chăn

Vào mùa đông, bạn hãy từ từ thức dậy, không vội vã ra khỏi giường. Nếu bạn đột nhiên cởi bỏ lớp chăn ấm để cơ thể tiếp xúc ngay với không khí lạnh mà không có sự phòng vệ, lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng, mạch co lại dẫn đến tăng nguy cơ tử vong đột ngột. Bạn nên khoác áo ấm luôn để tránh đột tử do chênh lệch nhiệt độ quá lớn sau khi ra khỏi chăn.

Không để cơ thể ngấm khí lạnh sau khi tắm nước nóng

Tắm nước nóng trong thời tiết lạnh đem lại cảm giác khoan khoái. Tuy nhiên, khi bạn bước ra khỏi nguồn nước nóng, cơ thể không có sự bảo vệ nào. Những giọt nước nóng trên da tiếp xúc với không khí lạnh buốt sẽ gây hại cho cơ thể. Bởi vậy, hãy đảm bảo phòng tắm đủ ấm, để khăn gần nơi tắm để có thể lau sạch những giọt nước đọng và nhanh chóng mặc quần áo. 

Không để tai và cổ lạnh

Khi mặc quần áo vào mùa đông, mọi người thường hay bỏ qua một số bộ phận. Đôi tai mỏng và thiếu độ ấm của lớp mỡ dày trong cơ thể, cổ tập trung nhiều dây thần kinh giao cảm, mạch máu nhỏ ở đầu và cơ thể. Một chiếc khăn quàng cổ và bịt tai có thể đảm bảo sức khỏe cho bạn, tránh những biến cố sức khỏe. 

Không mặc quá ít lớp quần áo  

Có bệnh nhân đột tử tim được cấp cứu khi trên người chỉ mặc 1 áo phông và 1 áo khoác. Vào mùa đông, bạn nên áp dụng phương pháp mặc áo kiểu bánh sandwich. Theo đo, lớp áo trong cùng có tác dụng thấm mồ hôi, áo len ở giữa để giữ nhiệt, lớp áo khoác ngoài cùng có tác dụng chống gió, chống thấm nước. Nếu mặc không đúng cách, cơ thể dễ bị giảm thân nhiệt, ảnh hưởng sức khỏe tim mạch. 

Không tập thể dục khi chưa khởi động

Nhiều trường hợp đột tử khi tập thể dục do một số nguyên nhân như không khởi động, dừng đột ngột khi đang tập cường độ cao, ở trong môi trường thiếu oxy trên núi cao. 

Ở người bình thường, khi vận động gắng sức, cung lượng tim (lượng máu được tim bơm đi mỗi phút) tăng gấp 6-7 lần so với trạng thái nghỉ ngơi để có thể đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Đồng thời lưu lượng máu đến cơ cũng tăng lên. 

Khi môi trường bên ngoài lạnh, mạch máu sẽ xuất hiện phản xạ chống cự và co lại. Nếu việc vận động diễn ra đột ngột, lượng máu về tim chắc chắn sẽ không đủ, có thể dẫn đến nguy cơ đột tử.

Đặc biệt, cần tuyệt đối không uống rượu bia trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng, làm cho bản thân người uống rượu không biết được cơ thể bị mất nhiệt.

Hương Giang
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam