Thứ Năm, 05/12/2024 11:05 (GMT+7)

Sau 3 ngày chịu đau để ôn thi, nam thanh niên phải cắt bỏ tinh hoàn

Nam thanh niên vào viện sau 3 ngày đau ở vùng kín. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn và phải cắt bỏ vì đã hoại tử, không phục hồi.
Ảnh đại diện tin bài

Mới đây, Đơn vị Nam học thuộc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận nam thanh niên 22 tuổi đến khám trong tình trạng đau tinh hoàn. Bệnh nhân cho biết đã xuất hiện triệu chứng đau cách đây 2 ngày nhưng do bận ôn thi hết năm nên cố chịu đựng để thi xong.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán nam sinh bị xoắn tinh hoàn. Vì đến viện muộn, mô tinh hoàn không có cơ hội hồi phục và bệnh nhân phải mổ cắt tinh hoàn.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đồng Thế Uy - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đau tinh hoàn là một dấu hiệu phổ biến thường gặp ở hầu hết các bệnh lý tinh hoàn. Triệu chứng này đa số là do các bệnh lý lành tính, có thể tự hết. Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng, nếu bỏ qua có thể dẫn đến hậu quả khôn lường như phải cắt bỏ tinh hoàn, teo tinh hoàn, thậm chí là vô sinh về sau.

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn lại, ngăn chặn con đường vận chuyển máu làm giảm lưu lượng máu, gây sưng đau đôt ngôt và dữ dôi. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn từ 12-18 tuổi. Bác sĩ Uy khẳng định xoắn tinh hoàn phải can thiêp phẫu thuât khẩn cấp để tránh tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến cắt bỏ.

Nam giới có nguy cơ xoắn tinh hoàn:

- Môt tinh hoàn có kích thước lớn hơn.

- Khối u xuất hiên trên tinh hoàn, đặc biệt là khối u ác tính liên quan đến thừng tinh.

- Tuổi tác: Tình trạng xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên giai đoạn trước hoặc trong tuổi dây thì.

- Một số dị tât hoặc biến thể giải phẫu bẩm sinh ở tinh hoàn hoặc các cấu trúc xung quanh cũng có thể làm tăng nguy cơ xoắn, điển hình là dị dạng “quả lắc chuông”, chiếm đến 90% tổng số các trường hợp.

- Chấn thương bìu hoặc tâp thể dục nặng, chẳng hạn như đạp xe đạp (chỉ có khoảng 4-8% tổng sống các trường hợp).

Theo bác sĩ Uy, hiện không có phương pháp nào phòng ngừa sớm việc xoắn tinh hoàn. Khi có dấu hiệu đau, tức ở vùng kín, người bệnh nên tới các cơ sở chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời.

Phương Thúy
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam