Thứ Năm, 13/03/2025 11:24 (GMT+7)

Số ca viêm loét dạ dày ở người trẻ tăng cao

(SKTE) - Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Đặc biệt, căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gia tăng ở trẻ em, với số ca bệnh ngày càng tăng.
Ảnh đại diện tin bài

Gần 85% người dân Thái Nguyên đã có hồ sơ sức khỏe điện tửBộ Y tế triển khai thí điểm bộ công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyếnBộ Y tế thông tin về các ca sốt phát ban, trong đó có 2 trường hợp tử vong ở Quảng Nam

 Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi 15 tuổi bị viêm phúc mạc do thủng ổ loét mặt trước hành tá tràng.

Bệnh dạ dày “trẻ hóa”

Gần đây, số ca mắc bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm tại Bệnh viện E có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng dẫn đến thủng tạng rỗng.

Bệnh nhi N.H.V. (nữ, 15 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, cơn đau lan khắp ổ bụng. Trước đó, bệnh nhi hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lý tiêu hóa. Qua khám lâm sàng và hình ảnh siêu âm, các bác sĩ phát hiện khí và dịch tự do trong ổ bụng – dấu hiệu điển hình của thủng tạng rỗng. Ngay lập tức, các bác sĩ hội chẩn cấp cứu và xác định bệnh nhi bị viêm phúc mạc do thủng ổ loét mặt trước hành tá tràng.

Bệnh viện Đa khoa Medlatec cũng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi L.D.A. (9 tuổi, Hà Nội) mắc bệnh lý viêm dạ dày - loét hành tá tràng, vi khuẩn HP dương tính. Mẹ bệnh nhi A. cho biết, trẻ đau bụng quanh rốn và trên rốn vài tuần nay, đau âm ỉ. Khoảng 2 ngày trước khi vào viện, trẻ đau liên tục hơn, thường đau tăng sau ăn và về đêm. Bên cạnh đó, trẻ xuất hiện tình trạng chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Gia đình đưa trẻ tới Bệnh viện Đa khoa Medlatec thăm khám. Khai thác tiền sử, bác sĩ phát hiện bố của bé A. mắc tình trạng viêm dạ dày HP dương tính.

Sau khi khai thác triệu chứng, thăm khám lâm sàng, ThS.BS Dương Thị Thủy - Chuyên khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) tư vấn gia đình cho trẻ nội soi dạ dày tá tràng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Kết quả nội soi cho thấy, hành tá tràng có niêm mạc xung huyết và có ổ loét hành tá tràng. Kết luận, bé A. bị viêm dạ dày - viêm loét hành tá tràng, HP dương tính.

Triệu chứng không điển hình

TS.BS Nguyễn Đình Liên – Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học (Bệnh viện E) cho biết, thủng tạng rỗng là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được can thiệp kịp thời. Người bệnh cần được phẫu thuật cấp cứu sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và lầm tưởng với các triệu chứng đau bụng thông thường dẫn đến việc bệnh diễn tiến ngày càng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, suy đa tạng… gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Theo BS Liên, trước đây, bệnh chủ yếu gặp ở nam giới độ tuổi 35 - 65. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng người bệnh trẻ tuổi nhập viện do viêm loét dạ dày – tá tràng và biến chứng thủng tạng rỗng đang ngày một gia tăng. Nguyên nhân có thể kể đến do căng thẳng; áp lực học tập; thói quen thức khuya; ăn uống thiếu khoa học; lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm mà không có chỉ định của bác sĩ, dẫn đến kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ loét và thủng…

 

ThS.BS Dương Thị Thủy - Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa (ăn uống, vệ sinh kém). Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân như cha, mẹ bị nhiễm thì khả năng lây cho con rất cao.

Có đến 70 - 80% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một con số đáng ngại vì vi khuẩn HP có thể gây nên bệnh lý dạ dày nguy hiểm như dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mặt khác, nguyên nhân viêm loét dạ dày còn có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá no, quá đói, ăn quá nhiều đồ chua, thức ăn cay, nóng… hay do tình trạng căng thẳng kéo dài, dùng thuốc có hại cho dạ dày… Đặc biệt, triệu chứng của bệnh lý dạ dày - thực quản ở trẻ không điển hình như ở người lớn. Do đó, nhiều trường hợp phụ huynh chủ quan và nghĩ rằng đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường.

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị bệnh lý dạ dày - thực quản thường là đau bụng vùng quanh rốn và đau lan tỏa, trẻ lớn có đau thượng vị, có thể kèm theo biểu hiện ợ hơi, ợ chua, nôn, hơi thở hôi. Trẻ cũng thường mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sụt cân, mất tập trung trong học tập, trầm cảm, căng thẳng, suy nhược thần kinh. Các triệu chứng nêu trên có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối…

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dạ dày – tá tràng và các biến chứng nguy hiểm, mọi người cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và lao động điều độ, xây dựng chế độ ăn nghỉ khoa học, đúng giờ. Hạn chế ăn muộn, thức đêm. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị các chứng bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày tá tràng.

Danh Hưng
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng

Số ca mắc sởi trên toàn quốc tăng nhanh, nhiều ca biến chứng nặng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần chủ động và tuân thủ chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Hồng Ngọc, đã triển khai hiệu quả công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp trẻ hồi phục nhanh và hạn chế lây nhiễm chéo.

Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân
Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân

Trẻ em hiện nay thường “lười” tập thể dục do “nghiện” ti vi, điện thoại, thiếu không gian vui chơi... Do đó, phụ huynh có thể tìm các bài tập thể dục đơn giản dễ tập ngay tại nhà, phù hợp cả với các gia đình có diện tích nhà nhỏ hẹp để khuyến khích trẻ vận động.

Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn..

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi
Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự