Thứ Năm, 08/08/2024 21:36 (GMT+7)

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.

Ảnh đại diện tin bài

Để chiều cao phát triển vượt trội thì trẻ cần tập thể dục thể thao. Tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tiết ra một loại hormone giúp xương dài ra. Hơn nữa, nó còn giúp tiêu hao calo, cơ thể trở nên dẻo dai hơn rất nhiều.

Thiếu vận động trẻ dễ mắc bệnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 80% thanh thiếu niên trong độ tuổi 11 – 17 ít vận động hàng ngày. Càng lớn trẻ càng lười vận động. Những trẻ ở độ tuổi 11 lười vận động hơn nhóm trẻ 6 tuổi trung bình 1 giờ mỗi tuần. Những số liệu này đã chứng minh cho hiện trạng lười vận động của trẻ em ngày nay.

Trẻ lười vận động sẽ gặp phải những vấn đề như: Trẻ thừa cân, béo phì tăng cao; Mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm trong tương lai bởi lười vận động, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, phổi, đái tháo đường, đại trực tràng, tăng Cholesterol máu, loãng xương, ung thư vú, tử cung. Các bệnh này đều phải điều trị suốt đời và có nguy cơ tử vong cao.

Lười vận động ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần của trẻ như nguy cơ mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu. Ngoài ra, trẻ lười vận động sẽ gặp khó khăn khi hòa nhập trong xã hội.

Sự phát triển của truyền hình cáp, máy tính, điện thoại thông minh, mạng internet là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười vận động ở trẻ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh trẻ nghiện các thiết bị công nghệ thường có khả năng tập trung, đọc hiểu, ghi nhớ và trí thông minh thấp.

Chăm chỉ tập thể dục thể thao là cách tăng chiều cao tự nhiên, an toàn, hiệu quả nhất.

Trẻ em tập thể dục thể thao giúp xương dài ra

Sự tăng trưởng, phát triển chiều cao của trẻ diễn ra mạnh nhất trong 2 – 3 năm đầu đời và tăng tốc trở lại vào giai đoạn dậy thì (thường bắt đầu vào khoảng 8 - 13 tuổi đối với nữ và 9 - 15 tuổi đối với nam), sau đó giảm tốc độ sau khoảng 4 năm kể từ khi bắt đầu dậy thì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sụn tăng trưởng vẫn còn phát triển thì sự tăng trưởng có thể kéo cho đến 20 - 21 tuổi đối với nữ và 22 - 24 tuổi đối với nam.

Vì vậy, chăm chỉ tập thể dục thể thao là cách tăng chiều cao tự nhiên, an toàn, hiệu quả nhất. Các bài tập thể dục hàng ngày sẽ giúp các khớp xương được kéo giãn, lớp sụn khớp được thư giãn, không bị chèn ép bởi sự gia tăng sinh trưởng của dịch khớp. Từ đó, dịch khớp đạt đến ngưỡng vừa đủ, xương dài, dẻo dai và vững chắc hơn.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác động tích cực của hoạt động thể chất đối với sức khỏe của xương, đặc biệt là hàm lượng khoáng chất xương và mật độ xương. Trẻ em và thanh thiếu niên hoạt động thể chất tích cực có hàm lượng khoáng chất và mật độ xương cao hơn so với các trẻ khác. Do đó, vận động nhiều sẽ giúp cho cơ bắp, hệ thống dây chằng và khớp phát triển, kích thích sụn tăng trưởng, tạo điều kiện cho xương phát triển dài ra và chắc khỏe.

Ngoài ra, thường xuyên vận động thể chất sẽ giúp trẻ tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và trao đổi chất, kích thích sự thèm ăn, giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn, góp phần giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Do đó, ngay từ nhỏ cần cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp thúc đẩy sản sinh hormone tăng trưởng (HGH), giúp tăng chiều cao mà còn giúp giảm nguy cơ loãng xương, xương trở nên giòn yếu. Một số bài tập giúp tăng chiều cao như: Treo người trên xà đơn, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá…

Với những trẻ lười vận động, cha mẹ nên dành thời gian chơi cùng con để khuyến khích, động viên trẻ hoạt động nhiều hơn. Không nhất thiết buộc trẻ tập những bài tập thể dục nặng hay chơi những môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền, bơi… Cha mẹ có thể cùng trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ như chơi trốn tìm, đuổi bắt, chơi đồ chơi… để trẻ thoát khỏi cuộc sống tĩnh lặng, thụ động.

Cha mẹ nên cho trẻ tham gia chơi các môn thể thao đồng đội, vì có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ, trẻ trở nên năng động, tâm trạng vui vẻ hơn, từ đó muốn vận động và tập thể thao nhiều hơn.

Võ thuật cũng là môn cho trẻ tính kỷ luật và khả năng kiểm soát hành vi của bản thân hiệu quả hơn, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định hay lựa chọn lành mạnh hơn.

Đơn giản như sau giờ học căng thẳng, trẻ có thể chơi các môn thể thao như đi bộ nhanh, nhảy dây hoặc chơi bóng rổ. Sau khi tập luyện, trẻ nên dành khoảng 10 phút nghỉ ngơi để giúp máu lưu thông, lấy lại năng lượng cũng rất tốt cho trẻ.

BS. Nguyễn Văn Dũng (Báo Sức khỏe & Đời sống)

 

0
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam