Thứ Tư, 26/03/2025 10:27 (GMT+7)

Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn..
Ảnh đại diện tin bài

5 thức uống hỗ trợ thanh lọc máu tự nhiên tốt cho trẻ emHà Nội phấn đấu 100% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhânTriển khai chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện tại các trung tâm bảo trợ xã hộiHà Nội: 3 cô giáo bị buộc thôi việc sau vụ 'tố’ bạo hành trẻ mầm nonYên Bái: Hợp nhất 6 bệnh viện, gần 1 triệu người hưởng lợi

Vì sao bệnh sởi lại gây biến chứng viêm tai giữa?

Viêm tai giữa là một biến chứng thường gặp ở trẻ em khi mắc bệnh sởi. Biến chứng này xảy ra khi virus sởi làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp và tai giữa. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc virus khác xâm nhập, gây viêm nhiễm ở tai giữa.

Biến chứng này khiến bệnh nhân bị đau tai, sốt, thậm chí mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu không được điều trị. Khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm xương chũm hoặc viêm màng não nếu nhiễm trùng lan rộng.

Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh sởi có biến chứng viêm tai giữa gồm:

  • Đau tai, cảm giác đầy tai, ù tai.
  • Sốt cao, khó chịu.
  • Nghe kém hoặc mất thính lực tạm thời.
  • Chảy dịch từ tai trong trường hợp viêm tai giữa có mủ.

Điều trị viêm tai giữa do sởi như thế nào?

Điều trị viêm tai giữa tập trung vào việc giảm triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát, lan rộng.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị:

- Dùng thuốc hạ sốt và giảm đau: Thuốc phổ biến được sử dụng là paracetamol. Đây là thuốc khá an toàn, nhưng khi dùng liều cao, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến gan. Thời gian để bệnh sởi từ khởi phát đến lành bệnh kéo dài khoảng 2-3 tuần (trường hợp không biến chứng) và cần dùng thuốc hạ sốt khá dài, gồm:

+ Giai đoạn khởi phát từ 2-4 ngày: Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, nổi nốt hạt (hạt Koplik) nhỏ có kích thước 0,5- mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

+ Giai đoạn toàn phát kéo dài 2-5 ngày: Sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Giai đoạn này bệnh nhân vẫn sốt cao, cho đến khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

+ Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện, có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Như vậy, với bệnh sởi không biến chứng, thời gian bị sốt cao đã kéo dài 6-7 ngày, trường hợp có biến chứng thì sốt sẽ kéo dài hơn.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt trong thời gian dài có nguy cơ làm men gan tăng cao. Do đó bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên vì thấy sốt không hạ mà tự ý tăng liều hoặc rút ngắn thời gian giữa 2 lần dùng thuốc. Ngoài dùng thuốc, có thể kết hợp với biện pháp lau mát cơ thể để giúp bệnh nhân hạ sốt.

- Kháng sinh: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để điều trị.

- Vệ sinh tai: Người chăm sóc trẻ chú ý giữ vệ sinh tai sạch sẽ, tránh để nước hoặc bụi bẩn vào tai, tránh nhiễm trùng lan rộng.

- Bổ sung vitamin A để tăng cường hệ miễn dịch.

- Chăm sóc hỗ trợ: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước và giữ vệ sinh cá nhân.

Nếu tình trạng viêm tai trở nên nghiêm trọng hơn như đau tai dữ dội hoặc mất thính lực, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Cách phòng ngừa biến chứng

- Theo dõi điều trị sớm: Đối với bệnh sởi không biến chứng, khi được điều trị, chăm sóc đúng đắn, đầy đủ, bệnh nhân sẽ khỏi sau khoảng 2-3 tuần. Trong thời gian mắc bệnh, việc theo dõi và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng. Đồng thời nếu có biến chứng nếu được phát hiện sớm, nhập viện, điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa tiến triển nặng hơn.

Cần sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường như khó thở, đau tai, co giật nghiêm trọng, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc điều trị sớm không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng mà còn giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn.

- Dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung các nhóm dinh dưỡng cần thiết bao gồm khoáng chất và vitamin, đặc biệt là vitamin A. Vitamin A là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh sởi. Vitamin A đã được chứng minh là có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong và nguy cơ biến chứng ở trẻ em mắc sởi. Bổ sung vitamin A cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ là một biện pháp quan trọng trong quá trình điều trị sởi.

- Vệ sinh và chăm sóc: Vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa lây nhiễm sởi cũng như các biến chứng liên quan. Thường xuyên rửa tay, vệ sinh bề mặt đồ vật để giúp hạn chế sự lây lan của virus sởi trong cộng đồng.

BS. Hoàng Thị Cúc
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng Pháp luật vẫn còn khoảng trống
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng: Pháp luật vẫn còn 'khoảng trống'

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, cùng sự quan tâm của công chúng tới đời tư, hình ảnh trẻ em đã khiến không ít vụ việc xâm phạm quyền riêng tư, danh dự trẻ em nhức nhối nhiều năm qua. Đáng nói, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Luật Trẻ em 2016 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, vẫn còn tồn tại không ít khoảng trống khiến quyền trẻ em vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ và hiệu quả.

Hơn 6 000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật
Hơn 6.000 người tham quan triển lãm tranh đa sắc màu của trẻ khuyết tật

Triển lãm tranh từ trẻ khuyết tật lần thứ 3 mang chủ đề “Embrace the Diversity: Chấp nhận khác biệt, lan tỏa yêu thương” đã mở ra một không gian nghệ thuật đặc biệt. Tại đây, công chúng có dịp bước vào thế giới nội tâm đa sắc màu của hơn 70 bạn nhỏ đến từ ba miền Tổ Quốc.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự