Chủ Nhật, 27/04/2025 12:45 (GMT+7)

Trẻ dễ bị gù vẹo cột sống lưng nếu không kịp thời phát hiện

(SKTE) - Thường xuyên ngồi sai tư thế khiến không ít trẻ bị gù vẹo cột sống chậm được phát hiện hoặc bị gián đoạn điều trị dẫn đến việc khi được thăm khám thì bệnh đã nặng.
Ảnh đại diện tin bài

 

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ bị căn bệnh này chiếm khoảng 0,5 - 1% dân số, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sẽ gây cho các em mặc cảm nặng nề.

Đáng chú ý, bên cạnh những trường hợp bị gù, vẹo cột sống do bị bệnh bẩm sinh, hoặc mắc bệnh khác liên quan tới thần kinh - cơ, nhiều trường hợp có nguy cơ bị vẹo cột sống bắt nguồn từ việc ngồi sai tư thế lâu ngày.

Bên cạnh đó, theo các bác sĩ, có một thực trạng không may là 90% số trẻ bị vẹo cột sống lại khởi phát muộn sau 12 tuổi do bệnh thường diễn tiến rất âm thầm, kín đáo, khi được thăm khám thì đã muộn, đa phần trẻ thường phải chịu những cuộc phẫu thuật nặng nề.

 

PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Ở độ tuổi từ 5 - 8 tuổi, lồng ngực, phế nang của trẻ đang phát triển, nếu bị vẹo cột sống, có những trẻ sẽ xẹp dần một bên phổi, lồng ngực không phát triển được, phế nang không đủ để đảm nhiệm chức năng hô hấp dẫn đến hiện tượng suy hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các cháu, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Chính vì vậy, bố mẹ hãy quan sát trẻ khi đứng thẳng ở phía sau lưng, nếu cột sống của trẻ cong chữ C thì đấy là dấu hiệu của chứng vẹo cột sống. Hoặc nhìn nghiêng, nếu thấy 1 vùng gồ lên thì đấy là dấu hiệu của gù cột sống.

PGS.TS Đinh Ngọc Sơn cho biết thêm: Nếu được phát hiện sớm chứng gù vẹo cột sống, có thể trẻ chỉ cần được điều trị bảo tồn như thay đổi tư thế ngồi học, tích cực tập vận động, đu xà, tích cực chơi thể thao, mặc áo nẹp chỉnh hình… Việc điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ ngăn chặn tình trạng vẹo tiến triển nặng hơn, ngăn chặn được những ca phẫu thuật không đáng có và thay đổi chất lượng cuộc sống của trẻ.

Hà Lam
Vấn nạn sữa giả Khi trẻ thơ trở thành nạn nhân của lòng tham vô đáy
Vấn nạn sữa giả: Khi trẻ thơ trở thành nạn nhân của lòng tham vô đáy

(SKTE) - Khi đường dây sản xuất sữa giả bị cơ quan chức năng phanh phui, nhiều phụ huynh bàng hoàng lo lắng, người lập tức cho con đi khám, người tự trách vì mua phải hàng giả... Mua sữa để muốn con mình khoẻ mạnh hơn, nhưng rồi người chịu hậu quả chính là những trẻ em đã sử dụng sữa giả.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự