Thứ Tư, 30/10/2024 10:07 (GMT+7)

Trẻ thích làm hành động này có tỷ lệ kiếm việc làm cao hơn, hôn nhân hạnh phúc hơn khi lớn lên

Con bạn có thường xuyên làm điều này?
Ảnh đại diện tin bài

Nhiều chuyên gia nuôi dạy con cái đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng: Thường xuyên để trẻ làm việc nhà có thể khiến não bộ trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn, đồng thời cũng có thể cải thiện mối liên hệ giữa não trái và não phải.

Một nghiên cứu kéo dài 20 năm do Đại học Harvard thực hiện cho thấy, những đứa trẻ thích làm việc nhà có tỷ lệ có việc làm là 15:1 so với những đứa trẻ không thích làm việc nhà, thu nhập của chúng cao hơn 20%, hôn nhân cũng hạnh phúc hơn.

Còn cuộc khảo sát do Viện Khoa học Giáo dục Trung Quốc tiến hành trên 20.000 gia đình có học sinh tiểu học trên cả nước cũng chỉ ra, những gia đình có con làm việc nhà có khả năng đạt điểm xuất sắc cao gấp 27 lần so với những gia đình không làm việc nhà.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Rèn luyện và phát triển thể lực

Làm việc nhà giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động tinh.

2. Thúc đẩy sự phát triển nhận thức

Việc nhà tích hợp nhiều kỹ năng, ví dụ như sắp xếp đồ đạc liên quan đến khả năng phân loại, thứ tự làm việc liên quan đến khả năng phối hợp, khả năng logic, quản lý thời gian của trẻ. Những khả năng này là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới tương lai của trẻ.

3. Tăng cường khả năng sống tự lập

Nhiều cha mẹ ngày nay luôn cho rằng con cái kém tự lập, ỷ lại nhiều, không biết tự quản. Thực tế, không ít cha mẹ đã tước đi cơ hội vận động của con. Việc nhà trong khả năng đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dưỡng khả năng sống tự lập của trẻ.

4. Nuôi dưỡng trẻ tinh thần trách nhiệm và lòng biết ơn

Cha mẹ nên có ý thức để con cái cảm thấy mình là một phần của gia đình và việc nhà là nghĩa vụ của chúng. Việc nhà có thể mang lại cho trẻ cảm giác tự hào và trách nhiệm. Khi chúng lớn lên và có thêm kinh nghiệm xã hội, cảm giác trách nhiệm và tự hào này sẽ tiếp tục được nâng cao.

Trong một gia đình, việc nhà không chỉ giới hạn ở người mẹ. Gia đình bao gồm nhiều vai trò nên chúng ta phải học cách phân bổ công việc theo độ tuổi. Chỉ có trải qua vất vả, trẻ mới hiểu được khó khăn và biết ơn những gì người lớn làm cho mình.

5. Tăng cường mối quan hệ cha mẹ và con cái, mang lại hạnh phúc cho gia đình

Để con cái và cha mẹ cùng làm việc nhà sẽ khiến mối quan hệ hòa hợp hơn, không khí gia đình hòa thuận hơn.

Đôi khi trẻ không muốn tham gia vào các hoạt động gia đình. Cha mẹ nên áp dụng những cách sau để thay đổi tình hình:

Thứ nhất: Khuyến khích trẻ nhiều hơn: Một số cha mẹ sẽ phàn nàn khi làm việc nhà, điều này vô tình truyền cảm xúc tiêu cực cho con cái. Nên có thái độ tích cực để khuyến khích trẻ tham gia cùng. Ban đầu cha mẹ con cái có thể làm cùng nhau để trẻ học được các kĩ năng, sau đó để con tự xử lý, phụ huynh chỉ giúp đỡ khi cần thiết.

Thứ hai: Khen ngợi kịp thời: Nhiều trẻ lần đầu tiên làm việc nhà, bất kể trẻ làm tốt hay không, cha mẹ cũng phải nghiêm túc khen ngợi để trẻ sẵn sàng cho lần tiếp theo.

Thứ ba: Cha mẹ nên thỉnh thoảng tỏ ra yếu đuối: Tại sao nhiều đứa trẻ lại cảm thấy làm việc nhà là trách nhiệm của cha mẹ? Bởi vì nhiều ông bố bà mẹ quá hà khắc hoặc nuông chiều, mọi việc liên quan đến sinh hoạt gia đình đều đứng ra làm thay con. Cha mẹ nên thỉnh thoảng thể hiện sự yếu đuối trước mặt con cái, cho trẻ biết cha mẹ cũng có lúc mệt mỏi, từ đó, chúng sẽ sẵn sàng chủ động gánh vác trách nhiệm của mình.

Cha mẹ chú trọng bồi dưỡng năng lực đảm đương việc nhà cho con, hình thành thói quen yêu lao động ngay từ nhỏ. Chỉ như vậy thì khi lớn lên, con mới có đủ dũng khí để tự đối mặt với cuộc sống của chính mình!

Hiểu Đan

0
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Trước 31 8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến
Trước 31/8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã giao một số nhiệm vụ cho Bộ Y tế, trong đó có việc triển khai giải pháp giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, kết quả xét nghiệm… Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp rà soát nội dung, công tác chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 2 của BCĐ của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự