Thứ Sáu, 08/11/2024 09:53 (GMT+7)

Vấn đề tiêu hóa ít ai ngờ có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Táo bón dù là vấn đề sức khỏe hết sức thông thường nhưng nếu kéo dài có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe. Một nghiên cứu mới đây phát hiện táo bón có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ, đặc biệt là đối với người bị huyết áp cao.
Ảnh đại diện tin bài

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of Physiology-Heart and Circulatory Physiology. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của hơn 400.000 người từ cơ sở dữ liệu của UK Biobank để kiểm tra mối liên hệ giữa táo bón và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Thường xuyên bị táo bón có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác (ảnh: Pexels).

Thường xuyên bị táo bón có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác (ảnh: Pexels).

Sau khi phân tích dữ liệu, nhóm khoa học phát hiện táo bón có thể làm tăng đến 68% khả năng bị đau tim, đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác. Cụ thể, những người hay bị táo bón có nguy cơ bị suy tim cao gấp 2,7 lần bình thường, mắc đột quỵ cao gấp 2,4 lần và đau tim cao gấp 1,6 lần.

Các tác giả nghiên cứu tin rằng những phát hiện mới này có thể giúp họ mở đường cho các phương pháp điều trị mới. Thậm chí, táo bón thường xuyên có thể được xem là yếu tố cảnh báo nguy cơ đau tim.

Cách ngăn ngừa và điều trị táo bón

Táo bón gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, dùng nhiều rượu bia, tác dụng phụ của thuốc hay mắc một số bệnh thực thể. Để ngăn ngừa và điều trị táo bón, mọi người cần thay đổi chế độ ăn và lối sống.

Điều đầu tiên cần làm hãy uống nhiều nước. Thức ăn và phân cần nước để di chuyển qua ruột dễ dàng. Mất nước sẽ khiến phân trong ruột không đủ ẩm và đây là nguyên nhân phổ biến gây táo bón.

Một điều cũng hết sức quan trọng để ngăn táo bón là ăn nhiều chất xơ. Muốn nhu động ruột hoạt động tốt thì cần nạp đủ chất xơ. Trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và nấm là nguồn cung cấp chất xơ lý tưởng cho ruột. Chất xơ khiến phân mềm và dễ đi qua ruột hơn, nhờ đó ngăn ngừa táo bón. Các chuyên gia khuyến cáo một người trưởng thành nên ăn khoảng 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày.

Ngoài ra, mọi người cũng cần hạn chế rượu bia và nên ăn các món giúp kích thích lợi khuẩn phát triển, chẳng hạn như sữa chua. Tập thể dục cũng có tác dụng giúp giảm táo bón. Chỉ cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày là đủ để kích thích các cơ ruột co bóp và giảm táo bón, theo Healthline.

Ngọc Quý

0
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam