Thứ Năm, 06/02/2025 15:20 (GMT+7)

Cuộc sống của người mẹ 5 con ở tuổi 30

Kết hôn 7 năm, chị Thu Thủy "sinh một mạch" 5 con và đang chuẩn bị đón bé thứ 6 chào đời.
Ảnh đại diện tin bài

Vợ chồng Thu Thủy chụp ảnh lưu niệm cùng các con dịp đầu năm 2025. Ảnh gia đình cung cấp

Có con sau 5 lần thụ tinh ống nghiệm thất bạiBa anh em sinh 3 tên 'Tấn, Tài, Lộc' tình nguyện cùng nhập ngũ

Ngày Chủ Nhật, chị Nguyễn Thu Thủy, ở xã Ba Trại, huyện Ba Vì, xếp sẵn 5 chiếc xe đạp đồ chơi trẻ em trước nhà. Sau bữa sáng, những đứa trẻ ùa ra sân bắt đầu cuộc đua, dưới sự quản lý của ông nội.

Trong nhà, người phụ nữ 30 tuổi cùng với chồng, mẹ chồng, mỗi người một tay, giặt đồ, nấu cơm, pha sữa, chuẩn bị cho một ngày dài đám trẻ ở nhà.

Những ngày Tết cả nhà đều vui vì anh Phan Văn Dũng (chồng chị) được ở nhà lâu, các thành viên có cơ hội sum vầy nhưng chị Thủy cũng thấy sợ thời gian các con cùng nghỉ học.

''Từ 7h sáng đến 10h đêm nhà không ngớt tiếng trẻ con. Ăn uống, tắm giặt không ngơi tay'', chị nói. 

Chị Thủy kể sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con nên mỗi lần giỗ, Tết nhà đều rất đông đúc, náo nhiệt và vui. Từ khi chưa lấy chồng, chị đã ước có một gia đình riêng "con đàn, cháu đống".

8 năm trước, khi chuẩn bị kết hôn với anh Dũng chị đã chia sẻ ý định "sẽ sinh ít nhất 5 con". Anh Dũng yêu trẻ con nên ủng hộ vợ. ''Nhà có mỗi tôi con trai, giờ người trẻ ai cũng ngại đẻ may có con dâu muốn sinh nhiều, bố mẹ tôi vui và hỗ trợ hết sức'', anh nói.

Sau đám cưới năm 2017 đến nay, 5 đứa trẻ, bốn gái, một trai, lần lượt chào đời. Hiện, bé Cốm 6 tuổi, Coca 5 tuổi, Đu đủ 4 tuổi, Xoài Non sắp 3 tuổi, Bing Chilling gần một tuổi và một bé sắp chào đời.

Để đảm bảo kinh tế gia đình, anh Dũng, một người làm trong lĩnh vực logistic và kinh doanh xe điện, dành hầu hết thời gian cho công việc. Chị Thủy ở nhà chăm sóc, quán xuyến đàn con, bên cạnh sự hỗ trợ của bố mẹ chồng.

Trung bình mỗi tháng, chi phí cho đàn con hết 50 triệu đồng. ''Bọn trẻ không gây rào cản tài chính, ngược lại thành động lực để cả gia đình tôi làm việc, kiếm thêm thu nhập để cuộc sống đầy đủ hơn'', anh Dũng nói.

Khi anh Dũng đi làm, chị Thủy vừa chăm con vừa làm nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Ông bà nội nuôi đàn gà, vịt, trồng vườn rau cung cấp thực phẩm sạch cho cả gia đình. Hiện tại, họ sống trong căn nhà vườn khang trang và mới sắm thêm ôtô.

Vợ chồng Thu Thủy thừa nhận chăm sóc đàn con sàn sàn tuổi nhau không đơn giản. "Có thời điểm ba đứa cùng ốm, nằm cùng một phòng bệnh viện phải huy động ba người lớn vào chăm", chị Thủy kể. Trong sinh hoạt hàng ngày, Thủy rèn cho con tự lập sớm, ít phải bế ẵm, chưa bao giờ phải ru ngủ. Khi các bé được 18 tháng tuổi, chị cho đến trường mẫu giáo.

Mỗi sáng, bất kể đông hay hè, bà mẹ 5 con bật dậy lúc 5h30 nấu bữa sáng cho cả nhà. Một tiếng sau, chị đánh thức con gái đang học lớp 1 để ông nội đưa tới trường. Khi đứa trẻ đầu tiên rời nhà, Thủy lần lượt gọi ba bé nhỏ hơn để ông kịp quay về đón đến mẫu giáo. Thời gian còn lại trong ngày, chị vừa chăm bé út, vừa dọn dẹp nhà cửa, tranh thủ bán hàng.

3h chiều, Thủy đã ngoài vườn hái rau, lo bữa tối. Chị và mẹ chồng luân phiên giặt giũ, tắm cho con, cháu, cơm nước, bày biện cơm cho con. 

Mỗi lần, vợ chồng Thủy mua một lúc 4-5 thùng sữa, túi bỉm. Ngày nào nhà chị cũng phải pha gần hai chục cữ sữa cho 5 đứa con. Giặt, phơi đồ cũng là một thách thức của gia đình trẻ. Quần áo của cả nhà mỗi ngày phải chia hai mẻ mới giặt hết.

Người lớn dọn cỡ nào cũng không chống lại được sức bày bừa của đám trẻ. "Khi bọn nhỏ về, cứ 15 phút nhà tôi lại lộn tung như chưa hề dọn dẹp'', chị kể.

Mua gì cho con lớn, chị cũng phải sắm cho các em của bé như vậy. Đi chơi đâu, Thủy cũng thích đưa cả đàn con đi cùng. ''Nhà đông con nên phải rất công bằng, mua là mua cho tất cả nên các con không phải tị nhau'', chị nói. Không chỉ mua quà, dù lớn hay bé, con sai, chị phạt như nhau.

Thủy thấy may mắn khi có bố mẹ chồng hỗ trợ, nhà ngoại cách hơn 7 km giúp sức trong mỗi kỳ sinh nở. Suốt 7 năm qua, chị chưa phải thuê giúp việc.

Các con chị Thủy cũng rất hào hứng với việc có thêm em. Lũ trẻ hiếm khi mè nheo làm phiền vì biết mẹ đang có bầu em út.

Đến giờ ăn, nếu mẹ bận, bé Cốm lần lượt bê từng đĩa cơm lại bàn cho các em. Trừ bé Bing Chilling, các bé còn lại không cần mẹ đút. Khi ngủ, ba đứa lớn sang ngủ với bà nội, hai nhóc con chung giường với bố mẹ.

Các con anh Dũng, chị Thủy vui đùa cùng bố ở sân nhà. Ảnh gia đình cung cấp 

Mỗi dịp Tết, Thủy nói vui với chồng 5 đứa con sẽ là nguồn thu nhập chính nhờ tiền lì xì. Tuy vậy, gia đình chị thường chọn ở nhà quây quần bên mâm cơm gia đình, thay vì rồng rắn nhau đi chúc Tết. ''Mình đông con, cũng nên tế nhị'', chị nói.

Thu Thủy chia sẻ các video trên mạng xã hội để truyền cảm hứng cho mọi người về việc sinh và nuôi con, thu hút lượng tương tác lớn. Dù vậy, bên cạnh những lời động viên, sự ngưỡng mộ, chị Thủy nhận không ít phán xét tiêu cực.

Thấy mình đủ sức khỏe, lo được tài chính cho các con và hạnh phúc với một gia đình lớn, chị bỏ ngoài tai những khen, chê. Với Thủy, nó rất nhỏ so với sự tự hào khi có 5-6 đứa con đều ngoan, khỏe.

"Sinh nhiều hay ít là quyền cá nhân. Cũng như tôi, không phán xét những người không thích sinh con", Thủy nêu quan điểm.

Những bữa ăn đong đầy hạnh phúc, yêu thương
Những bữa ăn đong đầy hạnh phúc, yêu thương

(SKTE) - Thời gian qua, Đồn Biên phòng Thàng Tín (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) đã phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn 03 xã biên giới Thèn Chu Phìn, Thàng Tín, Pố Lồ tổ chức Chương trình "Bữa cơm cho em" tại một số điểm trường. Không chỉ tạo ra mối gắn kết sâu sắc giữa quân - dân ở khu vực biên giới, những hoạt động ý nghĩa này còn khắc sâu hơn hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Biên phòng trong lòng người dân.

Sứ mệnh tình nguyện đong đầy yêu thương tại vùng núi Cao Bằng
Sứ mệnh tình nguyện đong đầy yêu thương tại vùng núi Cao Bằng

(SKTE)- Trong không khí sôi nổi của Tháng thanh niên, những trái tim nhiệt huyết từ CLB Tình nguyện Trường Đại học Luật Hà Nội đã hòa nhịp cùng Liên đoàn Lao Động và Tỉnh Đoàn Cao Bằng thực hiện chương trình ý nghĩa "Hành trình Góp Nắng 2025" trong hai ngày 05 - 06/4/2025 vừa qua.

Ấm áp “bữa cơm cho em”
Ấm áp “bữa cơm cho em”

(SKTE) - Giữa núi rừng biên giới xa xôi, nơi những bữa cơm của trẻ nhỏ thường rất đạm bạc thì hôm nay, 60 em học sinh tại điểm Trường Mầm non Na Cáng (Trường Mầm non Na Ngoi 2, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đã có một bữa ăn đặc biệt, tràn đầy tình yêu thương, đầy dinh dưỡng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự