Thứ Ba, 17/12/2024 07:57 (GMT+7)

Vietcombank bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều vấn đề: Một số khách hàng lớn mất cân đối tài chính, hạch toán tài sản bảo đảm, thu nhập chưa chính xác

Theo Kiểm toán Nhà nước, nhìn chung VCB đã thực hiện và tuân thủ các quy định của pháp luật, của NHNN và nội bộ ngân hàng. Tuy nhiên, một số lĩnh vực hoạt động của VCB vẫn còn những tồn tại, bất cập.

Theo Báo Kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công khai kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2023; kiểm toán chuyên đề chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ tại VCB. Cuộc kiểm toán được thực hiện từ ngày 07/5 đến ngày 27/6/2024.

Kết quả kiểm toán cho thấy: Năm 2023, nhìn chung VCB đã thực hiện và tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và nội bộ VCB về công tác quản lý tài chính - kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản, hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, đầu tư tài chính, kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, việc tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn. Tuy nhiên, một số lĩnh vực hoạt động của VCB vẫn còn những tồn tại, bất cập.

Hạch toán giá trị tài sản bảo đảm, khoản thu nhập lãi chưa chính xác

Về quản lý công nợ phải thu, phải trả , qua kiểm toán, KTNN nhận thấy Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) chưa đối chiếu công nợ đầy đủ đối với các khoản nợ phải thu, các khoản nợ phải trả tại thời điểm 30/6 theo Quy chế quản lý nợ của Công ty.

Theo kết quả kiểm toán của KTNN, trong công tác quản lý tài sản cố định (TSCĐ) , còn trường hợp chưa kịp thời hạch toán tăng nguyên giá đối với TSCĐ đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong năm 2023; chưa hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ đối với một số khoản chi về tài sản đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ.

Về quản lý tài sản ngoại bảng , còn trường hợp chưa hạch toán kịp thời một số khoản bảo lãnh, cam kết đã hết hiệu lực; hạch toán theo dõi lãi phải thu chưa thu được ngoại bảng chưa chính xác. Hạch toán chưa chính xác giá trị tài sản bảo đảm (TSBĐ) do chưa cập nhật kịp thời theo biên bản định giá gần nhất, TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai hạch toán giá trị chưa đúng quy định, đưa vào sử dụng chưa được định giá lại. Một số TSBĐ là tài sản thế chấp của khách hàng đã hết dư nợ nhưng vẫn được theo dõi trên tài khoản ngoại bảng.

Về quản lý thu nhập , hạch toán các khoản thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự chưa chính xác như: chưa thực hiện điều chỉnh lãi dự thu của khách hàng theo kết quả phân loại nợ CIC tháng 12/2023, chưa hạch toán kịp thời thu nhập của một số hợp đồng bảo lãnh đã phát sinh hiệu lực năm 2023, chưa hạch toán phân bổ thu nhập phí bảo lãnh, cam kết do phân bổ theo niên độ kỳ kế toán, thoái thiếu lãi dự thu của khoản cho vay Ngân hàng Xây dựng...

Hạch toán thiếu một số khoản thu nhập tháng 12/2023 như: phí dịch vụ thanh toán, phí quản lý dự án vay vốn SWEFP, phần phí trợ cấp tiếp thị của bảo hiểm nhân thọ năm 2023, phí lưu ký dịch vụ chứng khoán, phí lưu ký bảo quản tài khoản, phí lưu ký trả Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, phí lưu trái phiếu chính phủ...

Trụ sở chính Vietcombank 

 

Liên quan đến quản lý chi phí , kết quả kiểm toán chỉ rõ: Hạch toán, phân bổ một số khoản chi phí chưa đúng niên độ; chưa trích khấu hao đối với TSCĐ đã nghiệm thu bàn giao hoặc tài sản đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ theo quy định; hạch toán vào chi phí một số khoản chi sửa chữa bảo dưỡng, chi vật liệu đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ hữu hình...

Một số khách hàng lớn mất cân đối tài chính, phân loại nợ chưa phù hợp, trích dự phòng chưa chính xác

Kết quả kiểm toán chọn mẫu tại một số chi nhánh kiểm toán trực tiếp và hồ sơ tín dụng của các chi nhánh không kiểm toán trực tiếp tại Trụ sở chính cho thấy, VCB còn có sai sót trong thực hiện quy trình, quy định, quy chế cho vay tại một số khâu.

Ngoài ra, KTNN phát hiện một số khách hàng, nhóm khách hàng vay có dư nợ lớn, mất cân đối tài chính, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.

Bên cạnh đó, một số trường hợp phân loại nợ chưa phù hợp, trích dự phòng chưa chính xác do phân loại nợ chưa chính xác, xác định giá trị khấu trừ TSBĐ chưa phù hợp, trích thừa dự phòng... Việc thu hồi nợ xử lý rủi ro trong năm đạt 41,7% kế hoạch do Tổng giám đốc giao và chưa đạt chỉ tiêu Hội đồng quản trị giao; còn có Chi nhánh chưa hoàn thành kế hoạch thu hồi nợ xử lý rủi ro được giao...

Năm 2023, VCB quản lý đảm bảo an toàn hoạt động theo các chỉ tiêu, quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, việc quản lý và báo cáo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu còn một số hạn chế. Cụ thể, do VCB sử dụng số liệu phân loại nợ và trích lập dự phòng tại thời điểm 30/11/2023 nên việc tính toán hệ số rủi ro của một số khoản phải đòi chưa chính xác. Một số khoản cho vay thế chấp nhà chưa cập nhật thu nhập trong năm của khách hàng, dẫn đến tính toán chưa chính xác tỷ lệ thu nhập. Một số khoản phải đòi phân loại chưa phù hợp. Tuy nhiên, hạn chế này không ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) riêng lẻ, hợp nhất của VCB.

Liên quan đến việc thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất từ NSNN theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, KTNN chỉ rõ, kết quả hỗ trợ lãi suất đạt 2,6% so với số được NHNN thông báo hạn mức (năm 2022 đạt 0,91% và năm 2023 đạt 3,51%). Còn có nội dung tuyên truyền qua  đài truyền hình, đài tiếng nói chưa được VCB thực hiện đầy đủ. VCB tổng hợp, báo cáo số liệu với NHNN chưa đầy đủ về doanh số cho vay đối với một số khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất nhưng bị thu hồi.

Tổng tài sản của Vietcombank tính đến 31/3/2024 là hơn 1,77 triệu tỷ đồng, giảm gần 6.590 tỷ đồng so với đầu quý 1.

Lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng nợ xấu của Vietcombank tăng mạnh, tính đến 31/3/2024 tổng nợ xấu của ngân hàng này là hơn hơn 15.459 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm (31/12/2023 nợ xấu Vietcombank là hơn 12.454 tỷ đồng)

Nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Vietcombank đầu kỳ là 0,98% đã tăng lên 1,22% vào cuối quý 1 năm 2024. Trong đó nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh nhất từ hơn 7.840 tỷ đồng lên hơn 9.417 tỷ đồng vào cuối quý 1.

Nợ xấu nhóm 4 của Vietcombank trong quý 1 năm 2023 là hơn 3.484 tỷ đồng, nợ xấu nhóm 3 là 2.557 tỷ đồng.

Năm 2024, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức thận trọng. Theo đó, tổng tài sản tăng ít nhất 8%, tín dụng tăng ít nhất 12% và trong hạn mức Ngân hàng Nhà nước giao, lợi nhuận trước thuế tăng ít nhất 10%, ngân hàng này cũng đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 1,5%./.


Minh Anh
Nâng cao năng lực con người, phát triển chuyển đổi số dịch vụ tài chính
Nâng cao năng lực con người, phát triển chuyển đổi số dịch vụ tài chính

(SKTE) - Sáng 16/7/2025, Diễn đàn Nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ với chủ đề “Ngân hàng thời đại số: Đổi mới mô hình và tái cấu trúc nhân lực” đã diễn ra tại Hà Nội. Các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các tổ chức tín dụng, cung ứng dịch vụ đã chia sẻ, trao đổi thảo luận, giải đáp và tìm kiếm giải pháp phù hợp cho tổ chức của mình, trong việc đào tạo nhân lực công nghệ, sao cho phù hợp với phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.

Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam Đẩy mạnh khoa học công nghệ, phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững
Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam: Đẩy mạnh khoa học công nghệ, phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững

(SKTE) - Sáng 15/7/2025, tại Hà Nội, Diễn đàn "Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn giai đoạn 2026–2030, định hướng đến năm 2045", đã diễn ra. Các chuyên gia về kinh tế, doanh nghiệp, đã cùng thảo luận, đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế thời gian qua; đồng thời trao đổi về những nội dung, xác lập mô hình tăng trưởng mới, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh, phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững...

Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy, chữa cháy rừng
Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi thông tin, thời gian qua, hoạt động lâm nghiệp của tỉnh đạt được một số kết quả nhất định, nổi bật là công tác bảo vệ vốn rừng hiện có, duy trì độ che phủ rừng đến năm 2024 đạt hơn 59%. Cùng với đó, công tác phối hợp tuần tra, truy quét tại các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép được thực hiện thường xuyên nên tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp được kiểm soát, các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời.

Bất động sản siêu đô thị TP HCM Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội, thúc đẩy phát triển
Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội, thúc đẩy phát triển

(SKTE) - Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội”. Hội thảo nhằm đánh giá tiềm năng to lớn của “siêu đô thị” TP.HCM mới, đồng thời chỉ ra những phân khúc và khu vực hưởng lợi rõ rệt nhất, đặc biệt là tại vùng Đông Bắc TP.HCM, cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản và thúc đẩy phát triển.

Việt Nam sẽ trở thành điểm đến chiến lược của các thương hiệu quốc tế
Việt Nam sẽ trở thành điểm đến chiến lược của các thương hiệu quốc tế

Sau chuỗi nhiều năm liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng và bất ổn kinh tế vĩ mô, ngành bán lẻ toàn cầu đang từng bước quay trở lại với một chu kỳ phục hồi rõ nét. Một số mô hình truyền thống đang phải đối mặt với yêu cầu tái cấu trúc, trong khi những hình thái bán lẻ linh hoạt, giàu tính trải nghiệm và tích hợp công nghệ đang vươn lên mạnh mẽ. Trong bức tranh nhiều chuyển động đó, Việt Nam nổi bật như một thị trường năng động, với các tín hiệu hồi phục rõ rệt.

Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế
Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế

Gian lận thuế từ “thô sơ” như kê khai thiếu doanh thu, chi phí không có thật, cho đến các thủ đoạn tinh vi như lập công ty “ma” để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, gian lận hoàn thuế, hay chuyển giá giữa các công ty trong tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh, các doanh nghiệp còn sử dụng các nền tảng số và giao dịch xuyên biên giới để tránh nghĩa vụ thuế. Không chỉ gây thất thu ngân sách, gian lận thuế còn làm suy giảm niềm tin vào sự công bằng và minh bạch của hệ thống pháp luật.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự