Thông tin Kinh tế

Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Nguồn: Vietnam Report

Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Nguồn: Vietnam Report

Bảng xếp hạng ghi nhận và tôn vinh thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định; qua đó cho thấy bản lĩnh kiên cường, vượt sóng gió biến động bất ngờ từ bối cảnh quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế đất nước quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Năm nay, có 2 danh sách là: Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024, bao gồm những thương hiệu như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2024. Nguồn: Vietnam Report

Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2024. Nguồn: Vietnam Report

Trong khu vực tư nhân có Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2024, bao gồm: Tập đoàn Vingroup-Công ty CP, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý Doji, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

Kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024 cho thấy, ngành Công nghiệp - Xây dựng vẫn là một trong những động lực phát triển của ngành kinh tế với số lượng doanh nghiệp áp đảo, dù tổng doanh thu có sự giảm nhẹ so với năm trước (-0,7%). Tổng doanh thu nhóm ngành Dịch vụ tăng 13,7% và nhóm ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản giảm 7,8% so với năm trước.

Nhiều nhóm ngành chính trong BXH ghi nhận tổng doanh thu tăng so với năm trước như: Tài chính (+23,1%); Cơ khí (+16,1%); Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá (+6,6%); Xây dựng (+6,4%). Trong khi đó, một số nhóm ngành lại ghi nhận doanh thu không mấy lạc quan do nhu cầu tiêu dùng yếu đi, xuất khẩu hàng hóa chững lại như: Bán lẻ (-7,5%), Hóa chất (-7,4%), Khoáng sản (-5,2%), Điện (-4,6%).

Năm 2024 được coi là năm bản lề quan trọng cho mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Ở góc độ vĩ mô, GDP 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng 6,82%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023 và tương đồng với mức tăng trưởng cùng kỳ của những năm trước đại dịch.

Trong 10 tháng năm 2024, nguồn vốn FDI đăng ký mới và đăng ký điều chỉnh tăng 14,3% so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,3%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; khách quốc tế trên 14,1 triệu người, tăng 41,3% so với cùng kỳ. Đó là hàng loạt những con số ấn tượng cho thấy ánh hừng đông của nền kinh tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Bảng xếp hạng VNR500 đã bước sang năm thứ 18 với nhiều đóng góp, qua đó giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp Việt tới cộng đồng kinh doanh cũng như các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo kết nối với những doanh nhân, học giả hàng đầu thế giới thông qua hàng loạt hoạt động hỗ trợ phát triển thương hiệu.

Năm 2024 là năm ghi dấu các doanh nghiệp trụ vững và thích nghi sau giai đoạn khó khăn, đạt được thành quả đáng khích lệ. Sự kiên trì và đổi mới trong hoạt động kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch mà còn đóng góp vào nỗ lực đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cả năm dự kiến. Đây là nền tảng vững chắc, tạo tiền đề cho các bước phát triển vượt bậc trong năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Nỗ lực này xứng đáng được ghi nhận nhằm lan tỏa động lực tích cực, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất