Thứ Tư, 11/12/2024 20:58 (GMT+7)

Bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực, lạm dụng và bóc lột

Bạo lực ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần và thể chất của trẻ. Bạo lực bao gồm bạo lực về thể chất, tinh thần hoặc tình dục, và có thể xảy ra ở bất kỳ môi trường nào: ở nhà, ở trường, tại nơi làm việc, trên không gian mạng và trong cộng đồng, và hành vi bạo lực trẻ em thường bị che giấu bởi sự im lặng.
Ảnh đại diện tin bài

Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi từ 25/12Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt chủ cơ sở trông giữ trẻ bạo hành dã man trẻ emTạm giữ hình sự người phụ nữ nghi bạo hành trẻ em

Thời gian gần đây, những vụ bạo hành, xâm hại trẻ em diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nhiều đối tượng đã bị xử lý hình sự với những chế tài rất nghiêm khắc nhưng những hành vi bạo hành trẻ em vẫn diễn ra mọi lúc, mọi nơi và ngày càng phức tạp. Gần 3/4 trẻ bị bạo hành tại nhà, một triệu trẻ em bị bóc lột sức lao động - một nửa trong số các em phải làm các công việc nguy hiểm - 1/5 trẻ em bị bắt nạt trên không gian mạng và 1/5 người chưa thành niên phải đối mặt với vấn đề sức khỏe tâm thần.

Với những trẻ em sống trong gia đình thiếu cha, thiếu mẹ, gia đình không hạnh phúc hoặc sống cùng với cha dượng, mẹ kế thì nguy cơ bị bạo hành, xâm hại rất cao. Minh chứng cho thấy, vừa qua, vào ngày 8/12 một trường hợp bạo hành trẻ em bởi mẹ kế đã được ghi nhận trên địa bàn thành phố Hà Tiên.

Theo đó, bà Phượng, 52 tuổi, bị Công an TP Hà Tiên khởi tố, tạm giam để điều tra về tội Hành hạ người khác. Bà này cho rằng bé gái 12 tuổi thường xuyên bị mất vé số nên luôn bị đánh đập. Đỉnh điểm vụ việc là ngày 21/11, bà tạt nước sôi khiến vùng vai và tay phải của đứa trẻ 12 tuổi bị bỏng nặng.

Hai bé sau đó được đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên Giang chăm sóc. Theo Trung tâm, sức khỏe bé gái cơ bản ổn định, vết thương đã khô. Hàng ngày nhân viên ở đây trò chuyện, giúp bé ổn định tâm lý, dần hòa nhập cùng các bạn.Theo quy định, hai bé được chăm sóc trong ba tháng trước khi được gia đình đón về.

Vấn nạn bạo hành trẻ em đối với trẻ em gái, trẻ em trai và thanh thiếu niên diễn ra rất phổ biến, trong khi việc cha mẹ sử dụng các hình thức kỷ luật bạo lực lại được cộng đồng chấp nhận. Hành vi bóc lột trẻ em, bao gồm lao động trẻ em, bóc lột tình dục và buôn bán người, vẫn là những vấn đề nghiêm trọng diễn ra một cách âm thầm. Xâm hại trẻ em trên không gian mạng đang là mối đe dọa đáng lo ngại và ngày càng gia tăng, đặc biệt khi trẻ em gái và trẻ em trai vẫn chưa có đầy đủ kỹ năng để tự bảo vệ mình. 

Ảnh minh hoạ. 

Tại khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 có định nghĩa rằng: Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Bất kỳ hành vi nào cố ý làm hại trẻ dưới 16 tuổi đều được coi là bạo hành và ngược đãi trẻ em.  Bạo lực trẻ em có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau và thường được gây ra cùng một lúc, như bạo hành trẻ em về thể chất, bạo hành trẻ về tinh thần, xâm hại tình dục trẻ em, bỏ mặc trẻ em, … Bị bạo hành ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tâm sinh lý ở trẻ. Ngoài xâm phạm thân thể, việc chửi mắng hay bỏ mặc trẻ cũng làm tổn thương tinh thần, nếu diễn ra thời gian dài sẽ gây khủng hoảng tâm lý.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, các địa phương cần đầu tư hơn nữa về kinh phí, nhân lực, phương tiện vật chất kỹ thuật vào công tác bảo vệ trẻ em thì mới bảo đảm được quyền trẻ em và giảm bớt được những vụ việc trẻ bị bạo hành, xâm hại. Và, để tránh trẻ em bị bạo hành thì cha mẹ, người quản lý trẻ cần phải nâng cao trách nhiệm của mình và tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Trong tình hình diễn biến xã hội hiện nay, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em càng cần chú trọng hơn, nhất là ở các thành phố, là nơi tập trung đông trẻ em, đặc biệt là trẻ nhập cư có hoàn cảnh khó khăn dễ có nguy cơ bị đe dọa, xâm hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, đạo đức… Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại, trợ giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

 
Thanh Huyền tổng hợp
Mùa nắng lại “nóng” chuyện ngộ độc thực phẩm
Mùa nắng lại “nóng” chuyện ngộ độc thực phẩm

(SKTE) - Liên tiếp các vụ nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại TPHCM, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của hàng chục học sinh. Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với ý thức của người dân về an toàn thực phẩm (ATTP) chưa cao càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Kết quả Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần thứ Bảy
Kết quả Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần thứ Bảy

(SKTE) - Sáng 14/4, Ban Tổ chức Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” đã mở kết quả cuộc thi Tuần thứ Bảy (Từ ngày 14/4/2025 đến ngày 21/4/2025). Hệ thống ghi nhận 4.933 người dự thi, với 62.759 lượt dự thi. Số người trả lời đúng là 4.928. Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng bạn Hoàng Ngọc Quyền, đã xuất sắc đoạt giải Nhất tuần thứ Bảy.

Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử

(SKTE)- Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự