Thứ Ba, 22/04/2025 07:34 (GMT+7)

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về tình tình trạng mua bán thuốc trên mạng

(SKTE) - Ngày 21/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản chỉ đạo khẩn tới các Sở Y tế, địa phương yêu cầu nhanh chóng kiểm soát tình trạng mua bán sản phẩm thuốc kê đơn trên mạng và trang thương mại điện tử.
Ảnh đại diện tin bài

Hàng chục nhãn hiệu thuốc bị làm giả tinh vi. Ảnh:Lam Sơn

Kết quả Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần thứ TámVấn nạn sữa giả: Khi trẻ thơ trở thành nạn nhân của lòng tham vô đáyBộ Y tế công bố danh sách 21 loại thuốc giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ

Theo Cục Quản lý Dược, trong thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về hiện tượng mua bán thuốc bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, trên các trang mạng xã hội. Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi các đơn vị, tổ chức bán hàng theo phương thức thương mại điện tử như Meta Platforms Inc, Công ty TNHH Shopee… đề nghị có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn các hành vi này.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời đảm bảo cung ứng đủ thuốc đạt chất lượng cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp triển khai các nội dung sau:

Chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn duy trì thực hiện đúng các quy định chuyên môn; đảm bảo việc tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh dược.

Đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn nhằm phát hiện và ngăn chặn việc kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (mua bán trực tuyến hiện nay); mua, bán thuốc thuốc kê đơn, thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại những nơi không đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).

Tăng cường thông tin, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn các quy định pháp luật về lĩnh vực dược, các nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt” trong đó yêu cầu cơ sở kinh doanh dược chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát xuất xứ của thuốc, chất lượng thuốc, hạn dùng của thuốc trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường; tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ pháp lý của nhà cung cấp, khách hàng, thực hiện chỉ mua, bán thuốc cho các cơ sở kinh doanh dược có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi kinh doanh phù hợp, cập nhật văn bản các quy định về việc mua bán thuốc kê đơn, thuốc kiểm soát đặc biệt.

Đồng thời tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin đến người dân chỉ mua thuốc của các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp, thuốc có đầy đủ thông tin, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ; tránh mua thuốc theo các thông tin không chính xác trên trang mạng xã hội; tăng cường thông tin đến người dân hãy là “người tiêu dùng thông thái”, cần nâng cao cảnh giác để chung tay với cơ quan quản lý nhà nước trong công cuộc chống hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.

Trước đó, ngày 20/4, Cục cũng có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Theo đó, trong số 21 loại sản phẩm đã bị cơ quan công an bắt giữ có 4 loại giả thuốc tân dược Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter, Neo-Codion; còn lại 17 loại sản phẩm giả nghi là thuốc đông dược, sản phẩm có nhãn ghi mục đích sử dụng như thuốc chữa bệnh.

Thuốc chữa bệnh là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, do vậy yêu cầu quản lý nghiêm ngặt.

PV
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi và bổ sung nhiều quy định liên quan phòng chống thuốc giả
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi và bổ sung nhiều quy định liên quan phòng chống thuốc giả

Bộ Y tế đang tham mưu Chính phủ ban hành nghị định quy định việc kinh doanh thuốc online; rà soát, xây dựng các cơ chế và phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm soát thuốc, sản xuất, lưu hành thuốc; đồng thời bổ sung quy định xử phạt nghiêm với các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc…

Vấn nạn sữa giả Khi trẻ thơ trở thành nạn nhân của lòng tham vô đáy
Vấn nạn sữa giả: Khi trẻ thơ trở thành nạn nhân của lòng tham vô đáy

(SKTE) - Khi đường dây sản xuất sữa giả bị cơ quan chức năng phanh phui, nhiều phụ huynh bàng hoàng lo lắng, người lập tức cho con đi khám, người tự trách vì mua phải hàng giả... Mua sữa để muốn con mình khoẻ mạnh hơn, nhưng rồi người chịu hậu quả chính là những trẻ em đã sử dụng sữa giả.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự