Thứ Ba, 18/02/2025 18:09 (GMT+7)

Chính phủ sau tinh gọn có 14 bộ

(SKTE) - Sau khi tinh gọn bộ máy, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu có 7 Phó thủ tướng, 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
Ảnh đại diện tin bài

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp Quốc hội ngày 15/2. Ảnh: Giang Huy

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó thủ tướng Chính phủÔng Lê Minh Hoan và Vũ Hồng Thanh được bầu giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội

Nghị quyết về cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 được Quốc hội thông qua ngày 18/2.

Bộ Xây dựng thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải, cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ đang giao cho hai bộ. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ đưa về Bộ Công an. Ông Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Xây dựng.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ đang giao cho hai bộ và tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ông Đỗ Đức Duy làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường.

Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập trên cơ sở hợp nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ đang giao cho hai bộ. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý về báo chí, xuất bản từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ.

Bộ Nội vụ thành lập trên cơ sở hợp nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Bộ Nội vụ do bà Phạm Thị Thanh Trà làm Bộ trưởng.

Chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hội sang Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.

Bộ Dân tộc và Tôn giáo thành lập trên cơ sở Ủy ban Dân tộc hiện nay và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ. Ông Đào Ngọc Dung làm Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo.

Bộ Tài chính thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Kế hoạch đầu tư và lấy tên Bộ Tài chính, cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ đang giao cho hai bộ. Bộ Tài chính mới cũng sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý. Ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Tài chính.

Ngoài các bộ mới, cơ cấu tổ chức Chính phủ duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ, gồm: Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang làm Bộ trưởng; Bộ Công an do Đại tướng Lương Tam Quang làm Bộ trưởng; Bộ Tư pháp do ông Nguyễn Hải Ninh làm Bộ trưởng; Bộ Công thương do ông Nguyễn Hồng Diên làm Bộ trưởng; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do ông Nguyễn Văn Hùng làm Bộ trưởng; Bộ Ngoại giao do Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm Bộ trưởng; Bộ Giáo dục và Đào tạo do ông Nguyễn Kim Sơn làm Bộ trưởng; Bộ Y tế do bà Đào Hồng Lan làm Bộ trưởng; Văn phòng Chính phủ do ông Trần Văn Sơn làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm; Thanh tra Chính phủ do ông Đoàn Hồng Phong làm Tổng Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do bà Nguyễn Thị Hồng làm Thống đốc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị tăng số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ nhằm đáp ứng yêu cầu sắp xếp cán bộ sau tinh gọn bộ máy. Trong đó, Bộ Ngoại giao được phép tăng thêm một để tổng số thứ trưởng không quá 7. Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng được tăng thêm 4 để tổng số không quá 9. Bộ Nội vụ được tăng hai để tổng số không quá 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tăng một Phó thống đốc để tổng số không quá 6.

Công an Hà Nội tuyên truyền nồng độ cồn ngay từ quán nhậu
Công an Hà Nội tuyên truyền nồng độ cồn ngay từ quán nhậu

Thực tế cho thấy một bộ phận người dân vẫn chủ quan rằng uống chút bia rượu “vẫn lái xe được”. Do đó, bên cạnh việc tuần tra, Công an Hà Nội chủ động tiếp cận ngay tại quán nhậu để tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giảm thiểu vi phạm.

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà
Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu...gây hại cho sức khỏe. Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, hãy sơ cứu người bệnh theo cách dưới đây.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự