Thứ Năm, 27/03/2025 18:28 (GMT+7)

Dùng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết 31/5

Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy cũ đến 31/5 sẽ hết hạn, người dân thay thế bằng thẻ BHYT trên các ứng dụng VssID, VNeID khi khám chữa bệnh.
Ảnh đại diện tin bài

Phôi thẻ BHYT bản giấy được dùng hết 31/5, sau đó chỉ cấp mới cho người không thể cài đặt được ứng dụng VssID, VneID, căn cước công dân gắn chip. Ảnh: Nguyễn Đông

Không giới hạn số lần khám bệnh BHYT trong ngàySau ngày 31/3: Hàng nghìn người sẽ tạm bị mất quyền lợi sử dụng thẻ BHYT nếu không làm ngay 1 việc này

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa gửi văn bản hướng dẫn từ ngày 1/6, trường hợp đề nghị cấp lại, đổi thẻ BHYT thì nhân viên cơ quan Bảo hiểm xã hội hướng dẫn người dân cài đặt VssID, VNeID, dùng ảnh thẻ BHYT trên các app trên, căn cước công dân gắn chip đi khám chữa bệnh thay cho bản giấy. Thẻ mới chỉ cấp cho người không thể cài đặt ứng dụng trên, không có căn cước công dân gắn chip.

VssID là ứng dụng liên kết tài khoản giao dịch điện tử của người dùng với cơ quan bảo hiểm xã hội. Ngoài dùng ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng này khi khám chữa, người dân có thể tra cứu thông tin quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách liên quan. VssID được phát triển bởi Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an, trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư cũng như xác thực điện tử.

350 đơn vị bảo hiểm xã hội cấp huyện; 35 cơ quan bảo hiểm xã hội cấp khu vực sẽ hoạt động thay thế cho cấp tỉnh từ ngày 1/4. Riêng BHXH các khu vực Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ hoạt động từ ngày 6/3. Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay thay đổi này không ảnh hưởng tới việc phục vụ người dân. Để được giải quyết quyền lợi, người dân có thể gửi hồ sơ tới bất kỳ cơ quan bảo hiểm xã hội nào trên cả nước.

Hết năm 2024, cả nước có hơn 95,5 triệu người tham gia BHYT, đạt mức bao phủ trên 94% dân số.

 

Hồng Chiêu
Công an Hà Nội tuyên truyền nồng độ cồn ngay từ quán nhậu
Công an Hà Nội tuyên truyền nồng độ cồn ngay từ quán nhậu

Thực tế cho thấy một bộ phận người dân vẫn chủ quan rằng uống chút bia rượu “vẫn lái xe được”. Do đó, bên cạnh việc tuần tra, Công an Hà Nội chủ động tiếp cận ngay tại quán nhậu để tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giảm thiểu vi phạm.

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà
Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu...gây hại cho sức khỏe. Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, hãy sơ cứu người bệnh theo cách dưới đây.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự