Thứ Hai, 06/01/2025 08:55 (GMT+7)

Hà Nội tăng cường công tác giám sát phát hiện, điều trị bệnh nhân mắc sởi và tiêm vắc-xin cho trẻ em

(SKTE) - Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát phát hiện bệnh nhân mắc sởi, tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng. Tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh sởi của trẻ từ 1-5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố chưa tiêm chủng đủ mũi để tổ chức tiêm bổ sung.
Ảnh đại diện tin bài

Hà Nội tăng cường công tác giám sát phát hiện, điều trị bệnh nhân mắc sởi và tiêm vắc-xin cho trẻ em

Sẽ có đủ vaccine tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 thángTăng thêm 50 ca mắc sởi/ tuần tại Hà Nội, nhiều trẻ phải thở máyTS.BS Lê Thành Khánh Vân – Người chăm sóc sức khỏe cho những trái tim trẻ em!Khơi dậy tiềm năng của thế hệ trẻ trên hành trình kiến tạo tương lai

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/12/2024 đến ngày 03/01/2025), toàn thành phố ghi nhận 101 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, thị xã (tăng 25 trường hợp so với tuần trước đó).

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay (đầu tháng 1/2025), thành phố Hà Nội đã ghi nhận 436 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã; trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca bệnh.

Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, trong đó có 125 trường hợp dưới 9 tháng tuổi (chiếm 28,7%); 74 trường hợp từ 9 - 11 tháng (chiếm 17,0%); 144 trường hợp từ 1 - 5 tuổi (chiếm 33%); 41 trường hợp từ 6 - 10 tuổi (chiếm 9,4%); 52 trường hợp trên 10 tuổi (chiếm 11,9%).

Theo nhận định của CDC thành phố Hà Nội, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng nhanh, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo, trong thời gian tới tiếp tục có thêm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi và trên 5 tuổi.

 Tại BV Thanh Nhàn số ca mắc sởi chủ yếu là trẻ em, các bé được điều trị tại đây. (Ảnh: BVCC)

Ngoài ra, tuần qua ghi nhận thêm 55 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 21 quận, huyện (giảm 126 trường hợp so với tuần trước đó). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 9.243 trường hợp mắc sốt xuất huyết (giảm 77,2% so với cùng kỳ năm 2023).

Trong tuần không ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 474 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.

Cũng trong tuần qua, thành phố có thêm 9 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 9 trường hợp so với tuần trước đó). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 2.531 trường hợp tay chân miệng (253 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023). Trong tuần cũng không ghi nhận ổ dịch tay chân miệng.

Ngoài ra, thành phố ghi nhận 1 trường hợp mắc uốn ván tại huyện Thanh Trì. Đây là nam bệnh nhân 52 tuổi, tiền sử có vết thương ở ngón chân cái bên phải. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 19 trường hợp mắc uốn ván (giảm 6 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái).

Các dịch bệnh khác như: Ho gà, liên cầu lợn, não mô cầu, Covid-19… không ghi nhận ca bệnh trong tuần.

Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát phát hiện bệnh nhân mắc sởi, tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng. Đồng thời, triển khai hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh sởi của trẻ từ 1-5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố chưa tiêm chủng đủ mũi để tổ chức tiêm bổ sung.

Theo Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết: Trong khoảng 1 tháng trở lại đây (tháng 12/2024), tại Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 40 bệnh nhân mắc sởi, có xu hướng tăng. Đa số các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho và sổ mũi. Đây cũng là các triệu chứng của viêm đường hô hấp, giống với nhiều bệnh lý. Một số trẻ sốt đi kèm phát phát ban thì được test để chẩn đoán sởi.

Bệnh nhi mắc sởi được bác sĩ khám và điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. (Ảnh:BVCC)

BS. Nghiêm Thị Mai Sang đánh giá, thì số trẻ mắc sởi được ghi nhận chủ yếu là trẻ ở độ tuổi 4 tháng tuổi đến 8 tuổi. Nhiều trẻ khi vào viện đã bị biến chứng viêm phổi, viêm thanh quản, chưa ghi nhận trường hợp nặng như viêm não.

Về việc bệnh sởi gia tăng, bệnh sởi đã được ghi nhận bùng phát theo chu kỳ, cứ khoảng 10 năm lại có một đợt sởi bùng phát mạnh. Tại Hà Nội, năm 2024 cũng là năm dự báo bùng phát dịch, sau đợt bùng phát dịch sởi năm 2014.

Nguyên nhân dịch sởi lây lan còn do các yếu tố như: Thời tiết mùa đông xuân hiện nay đang là môi trường thuận lợi để virus sởi phát triển, lây lan. Bên cạnh đó, miễn dịch do tiêm vaccine sởi ở trẻ chưa sản sinh hoặc miễn dịch của trẻ chưa tốt. Đặc biệt, thời gian ủ bệnh, diễn biến bệnh sởi khá lâu nên nên dẫn đến thời gian lây nhiễm kéo dài. Việc chẩn đoán chính xác bệnh sởi thường là khi bệnh nhi đã xuât hiện phát ban và gia đình mới có thể cách ly trẻ.

Bác sĩ lưu ý, đối với việc tiêm vaccine sởi cho trẻ, khi tiêm 1 mũi, hiệu lực vaccine đã có thể giảm xuống dưới 80%; khi tiêm đủ 2 mũi, cơ thể sản sinh ra kháng thể đạt 90% - 95% hiệu lực của vaccine. Đồng thời, bác sĩ cũng thông tin khuyến cáo, các gia đình cần chú ý lịch tiêm vaccine sởi, và tiêm đủ mũi cho trẻ theo hướng dẫn để trẻ có miễn dịch đầy đủ phòng bệnh.

Đại Lộc
Mùa nắng lại “nóng” chuyện ngộ độc thực phẩm
Mùa nắng lại “nóng” chuyện ngộ độc thực phẩm

(SKTE) - Liên tiếp các vụ nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại TPHCM, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của hàng chục học sinh. Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với ý thức của người dân về an toàn thực phẩm (ATTP) chưa cao càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Kết quả Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần thứ Bảy
Kết quả Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần thứ Bảy

(SKTE) - Sáng 14/4, Ban Tổ chức Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” đã mở kết quả cuộc thi Tuần thứ Bảy (Từ ngày 14/4/2025 đến ngày 21/4/2025). Hệ thống ghi nhận 4.933 người dự thi, với 62.759 lượt dự thi. Số người trả lời đúng là 4.928. Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng bạn Hoàng Ngọc Quyền, đã xuất sắc đoạt giải Nhất tuần thứ Bảy.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự