Thứ Hai, 13/01/2025 20:32 (GMT+7)

Nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc suy thận

Theo các bác sĩ, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ... đang là những yếu tố thúc đẩy, gia tăng người mắc bệnh suy thận mạn.
Ảnh đại diện tin bài

TS.BS Nghiêm Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu kiểm tra sức khoẻ cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm.

Suy thận từ tuổi thiếu niên

Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 160-180 bệnh nhân thận đang điều trị nội trú. Trung bình mỗi ngày, nơi đây tiếp nhận 30-40 bệnh nhân mới. Đáng chú ý, trong số những bệnh nhân nhập viện ngày càng có nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.

“Rất nhiều thanh niên nhập viện là do viêm cầu thận mạn, thậm chí có những người còn rất trẻ đã bị bệnh thận ở giai đoạn cuối”, TS.BS Nghiêm Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Bệnh nhân M (30 tuổi, ở Bắc Giang) tâm sự, 5 năm trước khi đang đi làm có biểu hiện đau bụng, buồn nôn. Khám tại bệnh viện huyện, M được chẩn đoán bị suy thận giai đoạn cuối. “Khi nhận chẩn đoán, tôi rất bất ngờ vì trước đó không có biểu hiện gì, vẫn sinh hoạt và đi làm bình thường. Giờ cuộc sống đảo lộn, muốn làm nhưng sức khoẻ không cho phép, thậm chí sinh hoạt bình thường thôi cũng khó… ”, M chia sẻ.

Cũng giống M, bệnh nhân H. (30 tuổi, ở Hà Nội) sau lần đi khám sức khoẻ định kỳ năm 2020 và được bác sĩ cảnh báo tình trạng trong nước tiểu có protein niệu, H được hướng dẫn theo dõi và điều trị bằng thuốc. H có đến Bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra lại và bàng hoàng khi được chẩn đoán suy thận mạn. 

Trước đó, khi thấy nước tiểu có nhiều bọt và lâu tan hơn bình thường, H đến bệnh viện khám và được hướng dẫn thực hiện điều trị bảo tồn với chế độ ăn kiêng, cộng với uống thuốc do bác sĩ kê đơn và định kỳ theo dõi hàng tháng.

Mới đây, thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác, H. đến Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu để khám thì được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối cần phải điều trị thay thế. 

“Chức năng thận giờ còn dưới 10%, tôi chọn phương pháp thận nhân tạo và đang chờ làm nối thông động tĩnh mạch tự thận (AVF - “cầu tay”) để lọc máu chu kỳ trước, sau đó mới tính tính ghép thận”, H nói.

Theo ThS.BS. Phạm Tiến Dũng - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Trung tâm thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp như hai bệnh nhân trên. Thậm chí bệnh nhân chỉ mới 15 -16 tuổi khi được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn thì đã ở vào giai đoạn cuối.

“Đa số bệnh nhân đến với chúng tôi trong hoàn cảnh quá muộn, mọi thứ gần như khó có thể đảo ngược. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, chúng ta có thể làm chậm tiến triển của bệnh thận”, BS. Phạm Tiến Dũng nói.

Thông tin thêm về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm TS.BS Nghiêm Trung Dũng cho biết: “Khi không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì chi phí điều trị vừa tốn kém hơn mà thời gian điều trị bảo tồn cũng không được lâu. Nhiều bệnh nhân đến đây ở giai đoạn phải lọc máu cấp cứu, lúc đó thận suy rất nặng kèm theo nhiều biến chứng ở các cơ quan như: tim mạch, hô hấp… điều đó sẽ hạn chế quyền lựa chọn của người bệnh trong phương pháp điều trị thay thế thận suy”.

 

“Một số trường hợp rất đáng tiếc, gia đình có điều kiện, bố mẹ hoàn toàn có thể cho thận, nhưng tình trạng suy tim đã quá nặng, bệnh nhân không thể tiến hành ghép thận. Lúc đó buộc phải chấp nhận phương án tối ưu nhất là lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo”, TS. BS Nghiêm Trung Dũng chia sẻ.

Nguy cơ từ thói quen sinh hoạt, ăn uống

Bệnh thận thường diễn biến rất âm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Ở Trung tâm Thận tiết liệu và Lọc máu, nhiều người chỉ phát hiện bệnh sau khi khám sức khỏe tại cơ quan hoặc làm hồ sơ đi du học.

Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, xu hướng trẻ hóa người bị suy thận liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy các bệnh lý chuyển hóa sớm gây ra nhiều bệnh lý trong đó có bệnh thận mạn.

Nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc suy thận- Ảnh 2.
 
ThS.BS. Phạm Tiến Dũng, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu thăm khám cho bệnh nhân trẻ suy thận mạn.
 
 

“Người trẻ bây giờ sử dụng quá nhiều đồ uống không rõ nguồn gốc, ăn nhiều đồ ăn tiện lợi như mì gói với hàm lượng muối cao cộng thêm thói quen sinh hoạt không điều độ, không đúng theo nhịp sinh học. Ngủ quá muộn, lười vận động dẫn đến béo phì. Đây là những yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thận” - TS.BS Nghiêm Trung Dũng nhấn mạnh.

Không chỉ bệnh thận mà nhiều bệnh khác, cách duy nhất để phát hiện sớm là khám sức khoẻ định kỳ, tuy nhiên nhiều người dân chưa có thói quen này, thậm chí lười và ngại đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe.

Bệnh thận mạn, khi phát hiện giai đoạn sớm đem lại nhiều lợi ích như: giúp kéo dài thời gian điều trị bảo tồn với chi phí điều trị thấp, hiệu quả, thời gian tái khám thưa… Nhưng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, kéo theo chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị bảo tồn rút ngắn lại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Phát hiện bệnh thận ở giai đoạn cuối chỉ có 3 lựa chọn đó là chạy thận nhân tạo chu kỳ, lọc máu màng bụng và ghép thận. Dù là lựa chọn nào thì gánh nặng của bệnh tật cũng sẽ theo người bệnh và gia đình suốt cuộc đời còn lại.


Nguyên Hà (suckhoedoisong.vn)
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay

Phát biểu nhậm chức Tân Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh: “Kỷ nguyên vàng của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay. Đất nước chúng ta từ hôm nay sẽ lại thịnh vượng và được tôn trọng lần nữa trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ là niềm ghen tị của mọi quốc gia và sẽ không để mình bị lợi dụng nữa”.

Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh
Tưng bừng hội chợ “Tết Đong Đầy” của Trung tâm Ước Mơ Xanh

(SKTE) - “Tết Đong Đầy” là chủ đề hội chợ quê năm thứ hai liên tiếp do Trung tâm Tư vấn và Giáo dục trẻ chậm phát triển Ước Mơ Xanh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) tổ chức ngày 10/1/2025 vừa qua nhằm bồi đắp vốn hiểu biết văn hóa Việt cho trẻ, giúp cho trẻ mở rộng vốn hiểu về thế giới xung quanh, tăng cường kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống.

Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng
Tuyên truyền kịp thời, đậm nét các hoạt động quân sự, quốc phòng

Ngày 16/1, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản toàn quân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, với sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam