Chủ Nhật, 27/07/2025 15:38 (GMT+7)

Quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự

Bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định tại Luật số 91/2025/QH15 Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Ảnh đại diện tin bài

Một số lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu mới theo Luật BHXH sửa đổiTP.HCM: Xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết phức tạp, bệnh viện quá tải, Sở Y tế đưa ra cảnh báo "nóng"5 tổ chức chính trị - xã hội 'trực thuộc' Mặt trận Tổ quốc ở 3 nội dungMặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương triển khai hiệu quả năm đề án sắp xếp, tinh gọn trong 6 tháng đầu năm

1. Bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Đối với trẻ em, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện theo pháp luật thay mặt thực hiện các quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này. 

Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em nhằm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của trẻ em và người đại diện theo pháp luật.

3. Ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong trường hợp sau đây:

Người đã đồng ý quy định tại (2) nêu trên rút lại sự đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi có đủ căn cứ chứng minh việc xử lý dữ liệu cá nhân có thể xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Bảo vệ trẻ em an toàn trên mạng
Bảo vệ trẻ em an toàn trên mạng

Quốc hội Australia vừa thông qua dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 tới. Đây được xem là bước tiến lớn trong nỗ lực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Các chuyên gia nhận định, những bộ quy tắc mới do các công ty công nghệ phối hợp Ủy viên An toàn trực tuyến Julie Inman Grant xây dựng theo Đạo luật An toàn trực tuyến, sẽ có tác động sâu rộng hơn nhiều đối với cách người dân Australia truy cập internet.

Danh tính trẻ em thời 4 0 Đâu rồi ý thức bảo vệ
Danh tính trẻ em thời 4.0: Đâu rồi ý thức bảo vệ?

Internet đang trở thành một sợi dây kết nối con người trong thế kỷ XXI. Từ trẻ em, người lớn đều có thể dễ dàng tiếp cận những thông tin mới. Bên cạnh mặt thuận lợi, vẫn còn đó mối nguy hại cho trẻ nhỏ, đặc biệt khi danh tính của các em đang bị lãng quên trên không gian ảo.

54 trẻ em bơi từ Marốc đến Tây Ban Nha
54 trẻ em bơi từ Marốc đến Tây Ban Nha

Truyền hình Tây Ban Nha hôm nay đưa tin, ít nhất 54 trẻ em và khoảng 30 người lớn đã bơi từ Marốc đến vùng đất Ceuta của Tây Ban Nha trong điều kiện biển động và sương mù.

Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng Pháp luật vẫn còn khoảng trống
Bạo lực gia đình từ việc xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em trên mạng: Pháp luật vẫn còn 'khoảng trống'

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, cùng sự quan tâm của công chúng tới đời tư, hình ảnh trẻ em đã khiến không ít vụ việc xâm phạm quyền riêng tư, danh dự trẻ em nhức nhối nhiều năm qua. Đáng nói, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Luật Trẻ em 2016 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, vẫn còn tồn tại không ít khoảng trống khiến quyền trẻ em vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ và hiệu quả.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự