Thứ Tư, 19/03/2025 10:47 (GMT+7)

Trẻ bị sởi nên ăn gì, kiêng gì?

(SKTE) - Theo thống kê, trẻ em chiếm tới 73% số người nhiễm bệnh sởi. Khi trẻ mắc bệnh sởi, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng.

Để trẻ bị sởi nhanh hồi phục, cha mẹ đặc biệt cần chú ý chăm sóc bữa ăn cho con.

Khi bị bệnh sởi, do tác động của những triệu chứng điển hình như sốt, ho, tiêu chảy… việc trẻ chán ăn là không tránh khỏi. Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nuôi dưỡng. Sởi là bệnh lành tính nên phần lớn bệnh nhân sởi khi ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng thường được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà. Người chăm sóc trẻ bị sởi chỉ cần nhớ một vài ‘gạch đầu dòng’ cơ bản để có thể yên tâm ‘chiến đấu’ với bệnh sởi. Đó là: Theo dõi chặt chẽ nhiệt độ; Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý; Giữ vệ sinh cơ thể, Lau người cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm.

Trẻ bị sởi sẽ sớm hồi phục hơn nếu được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách. Bản chất của chế độ dinh dưỡng này là tập trung vào tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ biến chứng- vốn là vấn đề nguy hiểm hàng đầu với bệnh nhân mắc sởi.

Dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ bị bệnh sởi nhanh hồi phục hơn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, TS.BS. Trương Hồng Sơn (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh sởi là cần cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, không quá kiêng khem, ăn đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng); tăng cường chất đạm để bổ sung năng lượng, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Với tình trạng trẻ mắc bệnh sởi thường có sốt, ho, viêm mũi, viêm long đường hô hấp nên rất mệt mỏi, chán ăn, không ăn được... nên cha mẹ cần cố gắng bù nước và điện giải cho trẻ, giúp cơ thể điều hòa, giảm sốt, ngừa mất nước và rối loạn điện giải.

Để hỗ trợ trẻ hấp thu được dinh dưỡng dễ dàng hơn trong tình trạng cơ thể đang yếu, cha mẹ cũng cần lưu ý chọn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo… và ăn ngay sau khi nấu là đảm bảo cả về dinh dưỡng cũng như vệ sinh nhất. Lưu ý, đồ ăn phải nấu chín kỹ, không dùng các loại gia vị gây khó tiêu và nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Cha mẹ có thể dỗ dành để trẻ ăn được nhiều hơn nhưng không nên ép ăn khi trẻ đang mệt mỏi hoặc thực sự không muốn ăn.

Chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ mắc bệnh sởi

Chất đạm, dinh dưỡng quan trọng với trẻ mắc bệnh sởi: Theo chuyên gia dinh dưỡng Trương Hồng Sơn, cơ thể được cung cấp đầy đủ chất đạm sẽ sản xuất các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Chính vì vậy, ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu đạm là nguyên tắc số 1 trong chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ mắc bệnh sởi. Thực phẩm giàu đạm sẽ giúp cơ thể trẻ được bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình bị bệnh và thúc đẩy nhanh khả năng hồi phục

Những thực phẩm giàu đạm bao gồm: Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu...

Vitamin A là chìa khóa chống lại bệnh sởi: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng vitamin A cho trẻ em bị sởi bởi vì những trẻ mắc sởi nếu thiếu vitamin A sẽ chậm hồi phục và tăng biến chứng. Ngoài ra, trẻ mắc sởi có thể bị thiếu vitamin A cấp tính và bị khô mắt.

Trong chế độ ăn uống, nguồn thực phẩm thực vật cung cấp vitamin A tốt nhất chủ yếu là các loại trái cây và rau củ có màu cam, vàng hoặc đỏ. Còn thực phẩm động vật giàu vitamin A là những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao (như trứng, bơ, gan hoặc sữa nguyên chất béo) có nhiều khả năng cung cấp vitamin A hơn vì đây là vitamin tan trong chất béo.

Vitamin C và kẽm giúp cơ thể tăng cường chức năng miễn dịch: Vitamin C có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn khi mắc các bệnh nhiễm trùng. Kẽm là vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin C tốt cho trẻ mắc bệnh sởi có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây tươi, quả mọng, cà chua...

Cũng như các khoáng chất khác, việc bổ sung kẽm tốt nhất vẫn là thông qua ăn uống, nhất là với cơ thể trẻ. Chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá...

Trẻ bị sởi kiêng gì trong chế độ ăn uống?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lý sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn, kéo dài và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ bị sởi, cha mẹ cần hạn chế cho con ăn những thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ. Bởi vì đây là những thực phẩm không chỉ khó tiêu hóa mà còn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây buồn nôn, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Thực phẩm chế biến sẵn cũng nằm trong danh sách cần kiêng cho trẻ mắc bệnh sởi bởi chúng thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia và muối, có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ bị bệnh sởi, trong khi hàm lượng dinh dưỡng lại thấp.

Cha mẹ cũng cần kiêng không cho trẻ mắc bệnh sởi uống nước ngọt, nước có ga bởi chúng có thể khiến trẻ bị mất nước, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và gây tương tác với thuốc.

Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

(SKTE)- Ngày 5/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Kế hoạch số: 05/KH-UBDTSĐBSHP về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan Bộ Y tế đã xử phạt nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã xử phạt nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đã xử phạt 5 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng với 7 hành vi vi phạm, tổng số tiền phạt gần 370 triệu đồng. Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, sàn giao dịch, mạng xã hội...

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Bắt đầu từ hôm nay (6/5) sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong 30 ngày. Tạp chí Sức khỏe trẻ em trân trọng giới thiệu Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Bệnh viện khẳng định chỉ là hiểu lầm
Bệnh viện khẳng định chỉ là hiểu lầm

(SKTE) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định vừa có báo cáo giải trình liên quan đến quá trình tiếp nhận, khám và cấp cứu một bệnh nhi, sau khi xuất hiện thông tin từ người dân cho rằng bệnh viện yêu cầu “nộp đủ tiền mới được cấp cứu”.

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

(SKTE) - Sáng 3/5, Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự