Chủ Nhật, 16/02/2025 10:18 (GMT+7)

Trường hợp nào cần lưu ý khi tiêm vaccine cúm ?

(SKTE)- Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp,… dẫn đến viêm phổi, suy đa tạng dẫn tới tử vong. Vì vậy, tiêm vaccine phòng cúm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ảnh đại diện tin bài

Nguy hiểm khi tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cúm ANhững người có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Theo bác sĩ Bùi Thị Bích Ngọc – Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại vaccine cúm được sử dụng, chủ yếu bao gồm vaccine cúm tam giá và vaccine cúm tứ giá. Trong đó, vaccine tam giá Ivacflu-S phòng được 3 chủng: 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B. Các vaccine tứ giá (Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra, GC Flu Quadrivalent) phòng được 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B.

Để chích vaccine cúm có hiệu quả, thì sau khi chích vaccine cơ thể cần thời gian để sản sinh kháng thể chống lại virus cúm. Thông thường, vaccine cúm bắt đầu có hiệu quả sau 2-3 tuần kể từ khi tiêm. Với thời gian bảo vệ của vaccine có thể kéo dài từ 6-12 tháng. Tuy nhiên, do virus cúm liên tục biến đổi, nên việc tiêm nhắc hàng năm là cần thiết để duy trì khả năng bảo vệ tốt.

 

Bên cạnh đó, mọi người sau chích vaccine vẫn có thể mắc cúm mùa. Các nguyên nhân có thể như: Thời gian để vaccine phát huy hiệu quả sau chích ngừa chưa đủ; mắc phải chủng cúm không có trong vaccine; cơ thể không tạo ra kháng thể sau chích ngừa; không chích nhắc lại hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn những người bị mắc cúm sau khi tiêm vaccine sẽ có triệu chứng nhẹ hơn và giảm tỷ lệ các biến chứng của bệnh so với người chưa tiêm chủng.

Vì vậy, bác sĩ Bùi Thị Bích Ngọc lưu ý, tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đều nên chích ngừa cúm. Đặc biệt, người có nguy cơ cao dễ gặp biến chứng nặng khi mắc cúm được khuyến cáo chủng ngừa theo lịch bao gồm:

- Người > 65 tuổi

- Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai

- Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi

- Người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, bệnh phổi, thận, ung thư, suy giảm miễn dịch…

- Người tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm

Bác sĩ khuyến cáo cúm có nhiều chủng và các chủng cũng có sự biến đổi liên lục, nên các chủng cúm trong vaccine cũng được Tổ chức Y tế thế giới quy định hàng năm để phù hợp với tình hình các chủng cúm đang lưu hành. Vì vậy, mọi người kể cả đã mắc bệnh vẫn nên chích ngừa cúm.

Đối với trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa được chủng ngừa trước đó, cần tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần, sau đó chích nhắc lại hàng năm. Với trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn, cần tiêm 1 mũi và chích nhắc lại hàng năm.

Đức Anh
Công an Hà Nội tuyên truyền nồng độ cồn ngay từ quán nhậu
Công an Hà Nội tuyên truyền nồng độ cồn ngay từ quán nhậu

Thực tế cho thấy một bộ phận người dân vẫn chủ quan rằng uống chút bia rượu “vẫn lái xe được”. Do đó, bên cạnh việc tuần tra, Công an Hà Nội chủ động tiếp cận ngay tại quán nhậu để tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giảm thiểu vi phạm.

Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà
Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu...gây hại cho sức khỏe. Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, hãy sơ cứu người bệnh theo cách dưới đây.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự