Chủ Nhật, 21/04/2024 11:24 (GMT+7)

Từ những vụ bắt cóc trẻ em, phụ huynh phải làm gì để bảo vệ con?

Dư luận bất an vì những vụ bắt cóc trẻ em xảy ra liên tục trong thời gian gần đây. Để bảo vệ con, phụ huynh nên làm gì?
Ảnh đại diện tin bài

"Đi thưa về trình", không nhận quà từ người lạ…
Theo thạc sĩ tâm lý Huỳnh Ánh My, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, những vụ bắt cóc trẻ em xảy ra mới đây ở tỉnh Long An, TP.Hà Nội đã gióng lên hồi chuông báo động, cảnh tỉnh phụ huynh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, quan tâm hơn việc bảo vệ con an toàn.

Chị My hướng dẫn: "Nên dặn con tuyệt đối không được đi theo hoặc lên xe của người lạ. Nếu con thấy có người theo dõi phía sau, hãy biết cách chạy đến nơi đông đúc, nhà dân… để nhờ sự trợ giúp".

Cũng theo chị My, phụ huynh cần dạy con "đi thưa về trình". Việc này không chỉ giúp con hình thành tính lễ phép mà còn là cách tạo thói quen xin phép trước khi rời khỏi nhà. Có như vậy, con sẽ không tự tiện đi chơi mà chưa có sự đồng ý.

Chị My nhìn nhận hiện nay các đối tượng bắt cóc trẻ em có những thủ đoạn tinh vi, khó lường. Bất kỳ ai, dù là bạn thân, người giúp việc trong nhà… cũng có thể trở thành kẻ gây án, bắt cóc trẻ em.

"Chính vì thế, phụ huynh hướng dẫn cần phải từ chối khi bị kẻ lạ lẫn người quen cố tình dẫn đi bất chấp ý muốn của con. Đồng thời bày con phải hét to lên câu: "Người này không phải mẹ/bố cháu" khi cảm thấy không an toàn để cầu cứu nếu bị dẫn đi đến các tuyến đường, khu vực lạ", chị My chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý này nói thêm: "Đặc biệt, trẻ em thường cảm thấy thích và vui khi được người khác tặng quà. Chính vì thế, phụ huynh cần dạy cho con không được nhận quà từ người lạ. Dặn kỹ với con rằng chỉ được nhận quà khi có bố mẹ bên cạnh. Điều này sẽ giúp trẻ em không rơi vào bẫy của những kẻ xấu, có mưu đồ bắt cóc", chị My nói thêm.

Từ những vụ bắt cóc trẻ em, phụ huynh nên làm gì để bảo vệ con? - Ảnh 2.

Nguyễn Thanh Sơn, nghi phạm bắt cóc trẻ em bị bắt giữ

CÔNG AN CUNG CẤP

Luôn chú ý quan sát, trang bị thiết bị định vị...

Chuyên gia kỹ năng sống Đỗ Thu Sương (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM), khuyên phụ huynh có con nhỏ hãy liệt kê danh sách "những người đáng tin".

"Đó là ông bà, bố mẹ, những người thân trong gia đình, giáo viên ở trường... Hãy dạy con chỉ nên nghe lời những người này. Sau đó, phụ huynh hãy tạo ra những tình huống giả định để hướng dẫn con. Ví dụ hỏi con: Nếu người lạ cho con bánh thì có nhận hay không? Khi một người chẳng quen biết yêu cầu con ngồi lên xe để chở về nhà giúp bố mẹ thì đồng ý hay không?... Từ những tình huống giả định ấy sẽ giúp con hiểu biết hơn, hình thành nhiều ý thức phòng vệ, kỹ năng cần thiết nhằm tránh việc trở thành nạn nhân của kẻ bắt cóc", chị Sương cho hay.

Chị Sương cũng mong phụ huynh hãy dạy con học thuộc thông tin liên lạc của bố mẹ (số điện thoại, địa chỉ nhà – PV) để lỡ đi lạc thì có thể chia sẻ với người khác nhằm nhận được sự trợ giúp.

Từ những vụ bắt cóc trẻ em, phụ huynh phải làm gì để bảo vệ con? - Ảnh 3.

Khi con vui chơi với bạn bè hàng xóm, phụ huynh không được lơ là mà phải luôn chú ý quan sát

THANH NAM

Theo chị Sương, hiện nay nhiều phụ huynh bận bịu và giao việc chăm, đưa đón con đi học cho người giúp việc. Đặc biệt là những gia đình có điều kiện khá giả, giàu có.

"Tuy nhiên, theo tôi thì bố mẹ nên dành thời gian để đưa đón con đi học. Hai người nên chia nhau đảm trách công việc ấy. Cách này không chỉ giúp con vui, cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ dành cho mình, mà còn bảo vệ trẻ em an toàn hơn trước những lời dụ dỗ "đón giùm" của người lạ. Đương nhiên, phụ huynh nên dặn kỹ giáo viên, bảo mẫu tuyệt đối không giao con mình cho bất kỳ người nào khác", chị Sương nói.

Một số biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ con mà chị Sương đang áp dụng, đó là lắp đặt hệ thống camera ở quanh nhà. Khi con vui chơi với bạn bè hàng xóm, luôn chú ý quan sát. Bên cạnh đó, chuyên gia kỹ năng sống này cũng mua cho con đồng hồ được trang bị công nghệ định vị…

"Tôi có 2 con nhỏ. Và tôi cảm thấy lo lắng khi đọc các tin tức về những vụ bắt cóc trẻ em liên tục xảy ra trong 2 tháng qua. Để rồi từ đó, tôi dặn mình phải biết quan tâm con nhiều hơn. Tôi hy vọng là các phụ huynh cùng nâng cao ý thức bảo vệ trẻ em", chị Sương chia sẻ.

0
Chuyển hóa Nghị định 168 thành văn hóa giao thông
Chuyển hóa Nghị định 168 thành văn hóa giao thông

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (thay Nghị định 100) triển khai từ ngày 1/1/2025 với quy định chặt chẽ và mức hình thức phạt "rất nặng" đã từng bước tạo được những chuyển biến tích cực, nhất là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông ngày càng cao, tai nạn giao thông giảm mạnh.

Hội báo Xuân 2025 Điểm đến cho nhân dân và du khách dịp Tết
Hội báo Xuân 2025: Điểm đến cho nhân dân và du khách dịp Tết

Hội báo Xuân Quảng Ninh năm 2025 diễn ra từ ngày 23/1 đến ngày 21/2, tại Thư viện tỉnh, trở thành điểm đến cho nhân dân và du khách dịp Tết cổ truyền. Sự kiện do Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, trưng bày hơn 1.000 đầu sách, trên 300 ấn phẩm báo chí, tạp chí số Xuân của các cơ quan báo chí.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay
Nước Mỹ đã bước vào kỷ nguyên vàng từ ngày hôm nay

Phát biểu nhậm chức Tân Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh: “Kỷ nguyên vàng của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay. Đất nước chúng ta từ hôm nay sẽ lại thịnh vượng và được tôn trọng lần nữa trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ là niềm ghen tị của mọi quốc gia và sẽ không để mình bị lợi dụng nữa”.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam