Thứ Bảy, 19/07/2025 13:44 (GMT+7)

Nữ sinh học bằng tai và bằng trái tim 'gặt' hai điểm 10 thi tốt nghiệp

(SKTE) - Thị lực chỉ khoảng 1/10, nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trường THPT Lê Hữu Trác, tỉnh Đắk Lắk vẫn lấy hai điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Ảnh đại diện tin bài

Dù thị lực kém hơn bạn bè nhưng Huyền luôn quyết tâm học tập và đã đạt được kết quả rất cao - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Đẩy mạnh chuyển đổi số Y tế, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dânChính phủ chỉ đạo hỏa tốc về xây dựng trường nội trú cho học sinh vùng khóChắp cánh ước mơ cho trẻ em vùng khó khăn

Ngày biết điểm thi tốt nghiệp, trong căn nhà nhỏ ở thôn Hiệp Hưng, xã Ea M'droh (Đắk Lắk), Nguyễn Thị Thanh Huyền lặng người khi tra thấy hai điểm 10 môn lịch sử và địa lý, cùng điểm 8 môn ngữ văn. Đó là món quà lớn nhất sau hành trình học tập không dễ dàng của nữ sinh.

Nữ sinh học bằng tai và bằng trái tim

Kể về hành trình học tập, Huyền cho biết trên lớp, cô luôn ngồi bàn đầu, lắng nghe từng lời thầy cô giảng. Khi về phòng trọ, Huyền cặm cụi học lại bài đã ghi nhớ trong đầu. 

Không dùng kính đặc biệt hay máy phóng chữ, Huyền chọn cách chuẩn bị thật kỹ bài ở nhà rồi tập trung tối đa khi đến lớp. Cách học của cô không nhiều mẹo vặt, chỉ là sự kiên nhẫn, từng ngày một.

"Mắt mình yếu, không thể nhìn lâu hay đọc sách nhiều như các bạn. Vì vậy mình phải học theo cách riêng. Nghe thật kỹ, nhớ thật kỹ và không được lơ là phút nào. Lịch sử và địa lý mình không học thuộc lòng mà ghi nhớ mốc thời gian, sự kiện và hiểu rõ ý nghĩa. Với ngữ văn thì luyện từng dạng bài, rèn cách triển khai ý sao cho mạch lạc", Huyền chia sẻ.

thi tốt nghiệp - Ảnh 2.

Huyền và cô giáo dạy địa lý, người truyền cảm hứng để Huyền chọn nghề giáo viên - Ảnh: V.ĐẠT

Nhà Huyền cách trường hơn 20km. Từ năm lớp 10, cô một mình lên thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M'Gar cũ, nay là xã Quảng Phú) thuê trọ đi học. Cha mẹ làm nông và buôn bán nhỏ ở chợ, thu nhập bấp bênh. Biết con gái mắc bệnh rung giật nhãn cầu bẩm sinh, cả nhà từng đưa con đi chữa trị khắp nơi. Nhưng hy vọng tắt dần khi bác sĩ kết luận không thể can thiệp được gì nhiều.

"Nhiều hôm con bé đau mắt không chịu nổi, gọi điện về nói muốn nghỉ học một buổi. Nhưng rồi hôm sau lại đến lớp như không có chuyện gì. Có lần tôi hỏi sao học khuya quá, nó chỉ nói nhẹ: 'Mình làm được. Mình phải làm được', nghe mà thương đứt ruột", bà Hồ Thị Trang Hồng, mẹ Huyền, nghẹn giọng.

Dù cuộc sống xa nhà không dễ dàng, Huyền vẫn tự chăm sóc bản thân, tự học, tự dặn lòng không được gục ngã. Bạn bè cùng lớp kể, mỗi khi thấy Huyền đau mắt vẫn đến lớp, vẫn ghi chép chăm chỉ, cả lớp như được tiếp thêm động lực.

"Bạn ấy không nói nhiều, nhưng mỗi hành động đều khiến tụi mình nể phục. Có lần trời mưa rất lớn, ai cũng nghỉ học, vậy mà Huyền vẫn có mặt trong lớp, áo mưa ướt đẫm. Bạn ngồi học như bình thường", Trần Phạm Mai Hương, bạn cùng lớp, nhớ lại.

Mơ thành cô giáo, truyền cảm hứng học tập

thi tốt nghiệp - Ảnh 3.

Huyền cùng cha mẹ trong căn nhà nhỏ của gia đình - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Ở trường, Huyền là học sinh tiêu biểu. Ba năm liền cô đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, giành hai huy chương vàng kỳ thi Olympic truyền thống 10-3, một huy chương bạc kỳ thi Olympic 30-4 và hai giải nhì cấp tỉnh. 

Nhưng điều đáng quý nhất, theo lời Huyền, là niềm tin mà thầy cô đã truyền cho mình.

"Mình từng rất tự ti, nhưng nhờ thầy cô luôn bên cạnh động viên, nhất là cô Khuyên dạy địa lý, mình dần cảm thấy mình cũng có thể làm được điều gì đó có ý nghĩa. Cô truyền cho mình tình yêu môn học và cả cách sống tích cực nữa", Huyền xúc động.

Hỏi về ước mơ, cô không ngần ngại: "Mình muốn học sư phạm địa lý, sau này trở thành cô giáo. Mình muốn quay lại vùng khó, dạy các em học sinh như mình ngày xưa, truyền cảm hứng học tập cho các em nhỏ. Mình tin mình làm được".

Biết con gái muốn thi đại học, gia đình mừng nhưng cũng trăn trở. Cha Huyền, ông Nguyễn Tưởng, chia sẻ: "Con quyết tâm vậy thì vợ chồng tôi phải cố. Dù có khó mấy cũng phải cho con học tới nơi tới chốn. Có vay mượn cũng phải lo".

Trong mắt thầy Phan Văn Thương, giáo viên chủ nhiệm, Huyền không phải một học sinh bình thường. "Bạn học không chỉ để thi, mà học để vượt qua nghịch cảnh. Nếu nghị lực có hình hài, thì đó chính là Huyền. Bạn là ngọn lửa sáng giữa những đứa trẻ ở vùng quê còn nhiều thiếu thốn", thầy Thương nói.

Minh Phương
Trạm yêu thương Như hoa hướng dương, vươn lên và yêu cuộc sống
Trạm yêu thương: Như hoa hướng dương, vươn lên và yêu cuộc sống!

(SKTE) - Tai nạn giao thông bất ngờ đã lấy đi một bên chân của chị Nguyễn Thu Hương (ở tỉnh Tuyên Quang), khi con gái mới chập chững lên 3 tuổi… Nhưng không thể lấy đi khát vọng và ý chí đứng lên, bước tiếp của chị. Từ buôn bán truyền thống đến kinh doanh online, chị Hương không ngừng tìm hướng đi mới, vừa mưu sinh, vừa lan tỏa năng lượng tích cực tới những người cùng cảnh ngộ. Bởi phía sau chị, luôn là điểm tựa vững vàng mang tên: Gia đình!

Trạm yêu thương - Cô gái trẻ bị bại não, khuyết tật và sự lan tỏa cuộc sống tích cực
Trạm yêu thương - Cô gái trẻ bị bại não, khuyết tật và sự lan tỏa cuộc sống tích cực

(SKTE) - Đây là câu chuyện của chị Thân Thị Biên (22 tuổi, sống ở H.Yên Dũng, (Bắc Giang cũ), nay là tỉnh Bắc Ninh), đang được cư dân mạng quan tâm những ngày qua. Thông qua tài khoản mạng xã hội cá nhân có tên “Cô bé tích cực”, chị Biên bị mắc bại não, khuyết tật - kể về cuộc sống thường ngày nổ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, với chiếc xe lăn để làm việc, chia sẻ qua các video clip trên mạng xã hội.

Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí
Hàng trăm trẻ em bị dị tật, mắc bệnh lý hiểm nghèo được phẫu thuật, điều trị miễn phí

Trải qua 19 năm hoạt động (2006 - 2025), Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ do Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh khởi xướng đã thực hiện phẫu thuật, điều trị cho 870 trẻ mắc bệnh lý hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, các trường hợp này được phẫu thuật bởi chính các chuyên gia nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Bế mạc chung kết Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III
Bế mạc chung kết Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Ngày 16/6, tại Hà Nội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao Giải chung kết Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III năm 2025 với chủ đề "Tiếng hát từ trái tim". Hội thi đã góp phần cổ vũ, động viên người khuyết tật tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật 2025 - Tiếng hát từ trái tim
Chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật 2025 - Tiếng hát từ trái tim!

(SKTE) - Tối 15/6, tại Hà Nội, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam (ASVHO) chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã tổ chức Vòng Chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật lần thứ III năm 2025, với chủ đề "Tiếng hát từ trái tim”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tới dự Hội thi.

Phát hiện sớm trẻ gù vẹo cột sống
Phát hiện sớm trẻ gù vẹo cột sống

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nghị lực vượt qua bóng tối
Nghị lực vượt qua bóng tối

(SKTE) - Dù mất đi ánh sáng đôi mắt song nhiều người khiếm thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã và đang kiên trì học chữ, học nghề, tiếp cận công nghệ thông tin và phát triển kinh tế gia đình. Với sự nỗ lực của bản thân, cùng sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, mạnh thường quân đã tiếp sức cho người khiếm thị vượt qua bóng tối…

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự