Sức khỏe

Xuất hiện 5 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể bạn cần thải độc ngay

Cơ thể chúng ta phải chịu tác động từ nhiều yếu tố độc hại như hóa chất, khói, thuốc trừ sâu và chất bảo quản hàng ngày,... Mà cơ thể trung hòa hoặc loại bỏ độc tố qua gan, ruột, thận, phổi và da. Khi cơ thể không thể tự làm sạch hoặc tự giải độc, nó có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo cơ thể đã đến lúc cần được thải độc.

 

Dấu hiệu chứng tỏ cơ thể cần thải độc

1. Luôn cảm thấy mệt mỏi

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy cơ thể bạn đang bị căng thẳng. Nguyên nhân chính khiến bạn thường xuyên mệt mỏi là do tuyến thượng thận, tuyến này cung cấp các hormone steroid, adrenaline và noradrenaline. Các hormone này giúp kiểm soát nhịp tim, huyết áp và các chức năng quan trọng khác của cơ thể. Khi bị áp lực, tuyến này có xu hướng bị quá tải và bạn sẽ bị mệt mỏi.

2. Thường xuyên thay đổi tâm trạng và ngủ kém

Độc tố cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố của bạn, dẫn đến thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh và mất ngủ. Nếu bạn thường xuyên khó ngủ, đặc biệt là nếu kết hợp với lo lắng hoặc bồn chồn, có thể đây là dấu hiệu chỉ ra rằng cơ thể bạn đang bị căng thẳng do tích tụ độc tố.

Một số chất độc như xenoestrogen (được tìm thấy trong các sản phẩm dùng hàng ngày như mỹ phẩm, nước hoa,..) có thể gây rối loạn nội tiết và aspartame (chất tạo ngọt nhân tạo) có thể tiêu diệt các tế bào não, ảnh hưởng đến hoạt động tối ưu của các tế bào não và dẫn tới sự thay đổi tâm trạng.

Thay đổi tâm trạng thường xuyên do mất cân bằng nội tiết (Nguồn: Everyday Health)Thay đổi tâm trạng thường xuyên do mất cân bằng nội tiết (Nguồn: Everyday Health) 

3. Gặp các vấn đề tiêu hoá

Táo bón, đầy hơi và các khó chịu tiêu hóa khác có thể báo hiệu hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề trong việc xử lý độc tố trong cơ thể. Điều này có thể là do chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng hoặc thiếu chất xơ và nước.

4. Mùi cơ thể

Cơ thể chúng ta tự nhiên bài tiết độc tố qua mồ hôi. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mồ hôi của mình có mùi nồng hoặc khó chịu bất thường, điều đó có thể chỉ ra rằng cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ lượng độc tố cao hơn bình thường.

Tuy nhiên, việc ăn uống một số loại thực phẩm như tỏi, hành,... cũng có thể khiến bạn có mùi cơ thể. Trong những trường hợp này thì không đáng lo ngại và mùi cơ thể sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn ngừng ăn những loại thực phẩm này.

5. Mụn nhọt trên da

Khi gan, cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm lọc và loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi máu bị suy yếu có thể dẫn đến tăng chất béo trong máu, có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn trứng cá hoặc các mụn nhọt trên da.

Mà gan suy yếu thì có thể thấy rằng cơ thể bạn đang chứa rất nhiều độc tố và làm tổn thương gan, khiến khả năng thải độc của chúng bị yếu hoặc mất dần đi.

Mọc mụn có thể do gan thải độc kém (Nguồn: Health)Mọc mụn có thể do gan thải độc kém (Nguồn: Health)

Hướng dẫn cách thải độc cơ thể

Cơ thể chúng ta có thể tự thải độc cơ thể, nhưng nếu một số cơ quan thải độc bị suy yếu, chúng ta cần hỗ trợ thải độc hoặc có chế độ giúp các cơ quan này phục hồi. Dưới đây là một số cách thải độc cơ thể một cách tự nhiên và có thể thực hiện tại nhà:

- Uống đủ nước

Uống nhiều nước và chất điện giải mỗi ngày để giúp thận đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Chất điện giải giúp vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào và thải chất thải ra ngoài.

Các chuyên gia khuyên bạn nên uống 2–3l nước mỗi ngày, tuỳ vào nhu cầu và hoạt động của từng người.

Bạn cũng có thể thay đổi bằng trà hoặc vắt một ít chanh vào nước lọc nếu bạn muốn thứ gì đó khác với nước lọc. Trà xanh có thể cải thiện huyết áp và mức cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

- Vận động thường xuyên

Đổ mồ hôi là một cách cơ thể bạn loại bỏ các kim loại nặng như niken, chì, đồng, asen và thủy ngân một cách an toàn và hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 cho thấy đổ mồ hôi từ các bài tập năng động như chạy bộ có thể loại bỏ nhiều độc tố hơn so với đổ mồ hôi trong phòng xông hơi.

Hoạt động thể chất thường xuyên cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần. Tập thể dục giúp bạn bớt lo lắng và giảm các triệu chứng trầm cảm.

- Bổ sung những thực phẩm giàu chất chống oxy hoá

Chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm một số loại tổn thương tế bào dẫn đến bệnh mãn tính. Một trong những tác dụng chính của chất chống oxy hóa là bù đắp tổn thương do gốc tự do và các chất độc hại gây ra.

Chất chống oxy hóa bao gồm beta-carotene, selen và vitamin A, C và E. Bạn có thể tìm thấy một số chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả.

 

Chất chống oxy hoá có thể ngăn ngừa tác hại của các độc tố và gốc tự do gây ra (Nguồn: Harvard)Chất chống oxy hoá có thể ngăn ngừa tác hại của các độc tố và gốc tự do gây ra (Nguồn: Harvard)

- Ăn những thực phẩm giàu chất xơ

Bạn nên chọn những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và men vi sinh hỗ trợ chức năng đường ruột và gan. Khi gan và ruột hoạt động tốt, cơ thể sẽ được thải độc một cách hiệu quả hơn.

- Bổ sung những thực phẩm giàu prebiotic

Khi đường ruột hoạt động trơn tru, các độc tố sẽ được đào thải theo đường ruột ra bên ngoài.

Prebiotic là chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn "tốt" trong ruột của bạn. Vi khuẩn đường ruột của bạn phân hủy prebiotic thành các thành phần tự nhiên của chúng, như axit béo, có lợi cho các cơ quan bên ngoài ruột.

Một số thực phẩm giàu prebiotic như măng tây, chuối, đậu, bồ công anh, tỏi, cà chua, hành,...

Nếu bạn xây dựng được lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh như đã đề cập, cơ thể bạn có thể tự thải độc một cách hiệu quả mà các bạn không cần thực hiện chế độ ăn kiêng giải độc hay một số phương pháp phản khoa học như thụt tháo đại tràng.

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất