Sức khỏe

Báo động giới trẻ sử dụng thuốc lá mới tăng nhanh, cần ngăn chặn kịp thời

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện do ngộ độc cấp tính thuốc lá mới

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, trong phần trả lời những nội dung các Đại biểu Quốc hội quan tâm lliên quan đến thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ: Trên quan điểm là cơ quan bảo vệ sức khỏe cho người dân, chúng tôi mong Quốc hội sẽ sớm ban hành Nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trước khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được xem xét sửa đổi.

Liên quan đến thuốc lá mới, ThS.BS Phan Thị Hải, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này đang tăng nhanh, đặc biệt ở giới trẻ từ 15 – 24 tuổi.

Theo điều tra năm 2020, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này là 7,3%, đặc biệt ở lứa tuổi 13 – 15 tuổi. Đây là tình trạng đáng báo động và nếu không ngăn chặn kịp thời, có nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện nicotine mới trong giới trẻ.

 
Th.BS Phan Thị Hải cho biết: tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này đang tăng nhanh, đặc biệt ở giới trẻ từ 15 – 24 tuổi.

Th.BS Phan Thị Hải cho biết: tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này đang tăng nhanh, đặc biệt ở giới trẻ từ 15 – 24 tuổi.

 

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm học sinh từ 13 – 17 tuổi đã tăng lên 8,1% trong năm 2023. Kết quả điều tra liên quan đến sử dụng thuốc lá mới theo các nhóm tuổi cho thấy nhu cầu về việc sử dụng trong giới trẻ, đặc biệt là ở trẻ em gái cũng đang tăng lên.

Hiện thuốc lá điện tử chưa được cấp phép kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì chưa cấm cho nên vẫn được bán tràn lan và chỉ cần khách có nhu cầu là người bán sẽ giao hàng đến tận nơi và thậm chí là tận trong trường học.

"Khảo sát của Cục quản lý Khám, chữa bệnh năm 2023 cho thấy chỉ trong khoảng 700 cơ sở khám chữa bệnh đã ghi nhận 1.224 ca ngộ độc cấp tính do sử dụng thuốc lá mới"- BS Phan Thị Hải dẫn chứng.

Thuốc lá điện tử đa dạng, khó nhận diện, dễ xâm nhập vào trường học

BS Phan Thị Hải cho rằng trong quá trình đánh giá 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ở nước ta cho thấy, một trong những nội dung cần được xem xét bổ sung là quy định cấm sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới.

Ngoài ra, cần nghiên cứu và mở rộng các khu vực môi trường không khói thuốc 100%, cũng như tăng diện tích cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì sản phẩm thuốc lá. Đồng thời, cần quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm của ngành công nghiệp thuốc lá, yêu cầu họ công bố rõ ràng các tác hại của các sản phẩm thuốc lá mà họ sản xuất.

Các sản phẩm thuốc lá mới, đặc biệt là thuốc lá điện tử, hiện nay được thiết kế với hình dáng rất bắt mắt và hấp dẫn, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên và các em nữ. Các sản phẩm này có hình dạng như cây son, điếu thuốc giống bút, hộp sữa và nhiều hình dạng đồ chơi khác.

 

 
Các sản phẩm thuốc lá mới, đặc biệt là thuốc lá điện tử, hiện nay được thiết kế với hình dáng rất bắt mắt và hấp dẫn, có hình dạng như cây son, điếu thuốc giống bút, hộp sữa và nhiều hình dạng đồ chơi khác...

Các sản phẩm thuốc lá mới, đặc biệt là thuốc lá điện tử, có hình dạng như cây son, điếu thuốc giống bút, hộp sữa và nhiều hình dạng đồ chơi khác...

"Chính vì vậy, với sự đa dạng và khó nhận diện, ngay cả phụ huynh học sinh và giáo viên cũng rất khó để nhận diện các sản phẩm này, từ đó khó có thể đào tạo, tập huấn cho học sinh về tác hại của việc sử dụng thuốc lá mới. Điều này khiến các sản phẩm này nhanh chóng xâm nhập vào các trường học"-BS Phan Thị Hải khẳng định.

Cũng theo BS Phan Thị Hải, các sản phẩm thuốc lá mới được bán công khai và phổ biến trên các mạng xã hội và được giao hàng tận nơi. Hiện nay, các sản phẩm này chưa được quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chưa có quy định cấm sử dụng. Điều này làm cho việc ngăn chặn và xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến buôn bán và sử dụng các sản phẩm này tại các cơ sở, trường học trở nên khó khăn.

"Thông qua quyết tâm của Bộ trưởng Bộ Y tế, sự ủng hộ từ Bộ Công Thương và sự đồng tình của đa số đại biểu Quốc hội, tôi tin rằng Việt Nam sẽ học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là 5 quốc gia trong khu vực ASEAN, để có thể cấm triệt để việc sử dụng, sản xuất và lưu hành các sản phẩm này trên thị trường Việt Nam"- BS Phan Thị Hải bày tỏ.

 

Nguồn: Sức khoẻ đời sống

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất