Thứ Ba, 08/07/2025 15:38 (GMT+7)
Hiệp hội Dữ liệu quốc gia:

Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam

(SKTE) - Ngày 08/7/2025, tại Hà Nội, Hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam” đã diễn ra, với sự tham gia của đại diện các bộ ngành, chuyên gia công nghệ, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp trong nước. Chương trình Hội thảo do Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, Bộ Công an tổ chức.
Ảnh đại diện tin bài

Hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam” đã diễn ra, với sự tham gia của đại diện các bộ ngành, chuyên gia công nghệ, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp trong nước. Chương trình Hội thảo do Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, Bộ Công an tổ chức. (Ảnh: NDA)

Sổ Y tế điện tử sẽ được cấp từ ngày 1/1/2026Trao quyết định nhiệm vụ, quyền hạn Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu và Phòng an ninh, an toàn hệ thốngTrung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu: Phát triển giá trị "nguồn tài nguyên mới" trong kỷ nguyên sốVai trò và sứ mệnh của Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia trong thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế dữ liệu vì một Việt Nam thịnh vượngXử lý và phân tích dữ liệu - động lực cho chuyển đổi số quốc giaMicrosoft thêm tính năng mới trong ứng dụng Phone Link, tích hợp chia sẻ dữ liệuNâng cao phát triển và giải pháp khai thác dữ liệu Ai bằng các ứng dụng tối ưu của MicrosoftTạo môi trường thuận lợi để trẻ em thực thi quyền tham gia đầy đủ và hiệu quả.

Tham dự Hội thảo, có ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Phát triển và Quản lý thị trường trong nước (Bộ Công thương); có Đại tá Phạm Minh Tiến - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia (Bộ Công an), Uỷ viên BCH Hiệp hội Dữ liệu quốc gia; ông Nguyễn Hùng Sơn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu quốc gia.

Tham dự còn có Tiến sĩ Phan Thị Thuỳ Trâm - Phó Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Uỷ viên BCH Hiệp hội dữ liệu Quốc gia; Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (Bộ Tài chính); bà Marion Chaminade - Tham tán Nông nghiệp khu vực Đông Nam Á, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.

Các đại biểu tham dự tại Hội thảo. (Ảnh: NDA) 


Tiêu chuẩn bắt buộc của hệ thống truy xuất phát triển bền vững, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý

Phát biểu khai mạc, Đại tá Phạm Minh Tiến - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia (Bộ Công an), Uỷ viên BCH Hiệp hội Dữ liệu quốc gia nhấn mạnh, vai trò sống còn của xác thực và truy xuất nguồn gốc trong nền kinh tế số: “Việc bảo đảm tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ không chỉ phục vụ yêu cầu quản lý trong nước, mà còn là tiêu chuẩn bắt buộc để hội nhập và phát triển thị trường quốc tế”.

Theo Đại tá Phạm Minh Tiến cho hay, các nền tảng truy xuất nguồn gốc hiện đại, ứng dụng công nghệ mới như blockchain, cần được phát triển dựa trên năng lực nội tại của Việt Nam, đồng thời kết nối vào hạ tầng dữ liệu quốc gia. Đại tá Phạm Minh Tiến khẳng định: “Trung tâm Dữ liệu quốc gia – Bộ Công an cam kết đồng hành, hỗ trợ về thể chế, kỹ thuật và bảo mật để các hệ thống truy xuất phát triển bền vững, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý”.

Hội thảo là dịp để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia cùng trao đổi về xu hướng công nghệ, thách thức và giải pháp trong xác thực truy xuất nguồn gốc. Các chủ đề trọng tâm như hàng thật – hàng giả, chuẩn đo lường, dữ liệu minh bạch, định danh số, và liên thông tiêu chuẩn quốc tế đã được thảo luận sâu sắc trong các phiên chia sẻ và tọa đàm chuyên đề với sự góp mặt của các lãnh đạo đến từ Bộ Công Thương, Bộ KH&CN, VNPT IT, và Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia, nhấn mạnh rằng: định danh – xác thực – truy xuất nguồn gốc không còn là lựa chọn, mà là nền tảng tất yếu của một nền kinh tế số minh bạch, bền vững và có trách nhiệm.

Đại tá Phạm Minh Tiến - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia (Bộ Công an), Uỷ viên BCH Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, phát biểu. (Ảnh: NDA) 

Xác thực truy xuất nguồn gốc - là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số và là động lực quan trọng để phát triển bền vững kinh tế quốc gia. Bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh. Với sứ mệnh lấy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đột phá, thúc đẩy ứng dụng và phát triển dữ liệu, kết nối hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, xây dựng nền tảng dữ liệu - công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an), đã tổ chức Hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam”.

Hội thảo được tổ chức nhằm hưởng ứng nhiệm vụ triển khai các chính sách quốc gia về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời cụ thể hóa các định hướng trong Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản pháp luật liên quan đến chuyển đổi số, logistics, nông nghiệp, thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu.

Hội thảo cũng hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức công nghệ trong việc phát triển các giải pháp truy xuất nguồn gốc, góp phần hình thành nền tảng dữ liệu và công nghệ phục vụ cho thương mại số, y tế, nông nghiệp, logistics và các chuỗi cung ứng thông minh, an toàn; Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc đáng tin cậy và minh bạch, phục vụ các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu dùng trong nước và quốc tế, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Đồng thời, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến chính sách và mô hình ứng dụng thực tiễn, từ đó thúc đẩy việc áp dụng các nền tảng xác thực truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ số tiên tiến như blockchain, định danh số, mã QR đa tầng… trong các ngành kinh tế chủ lực.

 Quang cảnh hội thảo.

Tại Hội thảo, các diễn giả uy tín là đại diện đến từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức quốc tế, chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp sản xuất sẽ có các trao đổi chuyên sâu nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp và xu hướng công nghệ trong xác thực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong đó, nhiều nội dung đang được cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, xã hội và người dân đặc biệt quan tâm hiện nay như: Vấn đề hàng thật – hàng giả và chuẩn đo lường để giám sát, điều chỉnh; việc áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với các doanh nghiệp sản xuất để kiểm soát gian lận thương mại; giải pháp công nghệ trong truy xuất và xác thực nguồn gốc hàng hóa; kinh nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế trong truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả là những nội dung sẽ được thảo luận tại Hội thảo.

Các chuyên gia, khách mời trao đổi, thảo luận các nội dung ở phần tọa đàm chuyên đề. 


Minh bạch nguồn gốc sản phẩm từ xác thực truy xuất nguồn gốc

Theo các chuyên gia, truy xuất nguồn gốc là nền tảng cho quản trị số, chính sách số và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, giúp Chính phủ hoạch định chính sách hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, và tăng cường niềm tin của người dân vào sản phẩm trong nước. Truy xuất nguồn gốc góp phần nâng cao tính minh bạch, khả năng truy vết và niềm tin số – các yếu tố thiết yếu cho thương mại điện tử, nông sản xuất khẩu, logistics thông minh và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại. Đặc biệt, truy xuất nguồn gốc giúp cung cấp dữ liệu chính xác, liên tục và đa chiều từ khâu đầu vào đến đầu ra, giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro, dự báo sản xuất, điều phối kho vận, kiểm soát chất lượng tốt hơn. Đây cũng là công cụ hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Trong bối cảnh gian lận thương mại đang là vấn đề nóng của toàn xã hội thì thông qua truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng có thể xác minh nhanh chóng và minh bạch nguồn gốc sản phẩm, phân biệt rõ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ở bình diện lớn, với hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ nội địa (blockchain, định danh số…), Việt Nam có thể kiểm soát dữ liệu trong nước, hạn chế phụ thuộc vào nền tảng ngoại và giữ vững chủ quyền dữ liệu.

Là một diễn giả có trao đổi tại Hội thảo, ông Bùi Bá Chính - Quyền Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia) cho rằng, từ thực tế những vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả nghiêm trọng gần đây cho thấy đã đến lúc không thể làm ngơ mà cần phải siết chặt công tác quản lý bằng công nghệ để tránh các rủi ro tương tự xảy ra.

Ông Bùi Bá Chính - Quyền Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia) chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: NDA)

Bên cạnh đó, bối cảnh thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra bài toán chuyển đổi số cho sản phẩm hàng hóa. Nghị quyết đã đề cập việc đẩy mạnh tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số, bảo đảm kinh tế số các ngành, lĩnh vực, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi số… Thực hiện chuyển đổi số chính là khoác cho sản phẩm hàng hóa chiếc áo mới hiện đại hơn, dễ kết nối hơn và quan trọng nhất là dễ kiểm chứng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Trình bày tại hội thảo, ông Hoàng Tuấn Anh – Giám đốc Công nghệ thông tin, Công ty CP Dược phẩm ECO chia sẻ thực tiễn ứng dụng truy xuất nguồn gốc tại doanh nghiệp. Theo ông Tuấn Anh, thì truy xuất không chỉ giúp kiểm soát chất lượng mà còn là “bảo chứng niềm tin” với người tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm. 

 Ông Hoàng Tuấn Anh – Giám đốc Công nghệ thông tin, Công ty CP Dược phẩm ECO, trình bày. (Ảnh: NDA)

Còn theo bà Marion Chaminade – Tham tán Nông nghiệp khu vực Đông Nam Á, Đại sứ quán Pháp đã chia sẻ, và mang đến những kinh nghiệm từ châu Âu trong việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý và truy xuất nông sản. Bà Marion Chaminade khẳng định: “Truy xuất nguồn gốc không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững”.

Bà Marion Chaminade – Tham tán Nông nghiệp khu vực Đông Nam Á, Đại sứ quán Pháp, chia sẻ tại hội thảo. 

Còn theo ông Nguyễn Huy - Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, nhận định rằng: vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm không phải là vấn đề mới, nhưng gần đây trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, được nhiều người quan tâm. Đã có những quy định, đã có những tổ chức, doanh nghiệp triển khai việc này nhưng còn rất manh mún, rời rạc, và hiện chưa có một cơ chế xuyên suốt từ trên xuống dưới thống nhất làm như thế nào.

 Ông Nguyễn Huy - Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, cùng trình bày chia sẻ tại tòa đàm. (Ảnh: NDA)

Hiện nay từng doanh nghiệp đều có những giải pháp riêng, nhiều doanh nghiệp lớn đã có công nghệ, có hệ thống cho sản phẩm và xác thực sản phẩm của họ, tuy nhiên chưa dựa trên tiêu chuẩn đồng nhất cho cả quốc gia cũng như liên thông quốc tế. Đặc biệt bộ tiêu chuẩn đó không được xác thực bởi cơ quan nhà nước, mà đơn giản là chỉ kết nối trong nội bộ của từng doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh cả nước thực hiện chuyển đổi số, số hóa nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ cho truy xuất nguồn gốc là bắt buộc và phải là chính sách toàn diện từ trên xuống dưới, có sự quản lý đồng bộ từ Trung ương tới địa phương và áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, có như vậy mới định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa được”, ông Huy nhấn mạnh.

Đại diện các đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác. 

Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết các Thỏa thuận hợp tác: Về việc hỗ trợ ứng dụng công nghệ định danh xác thực truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm ECO và Công ty Cổ phần Tập đoàn PILA. Thỏa thuận được kỳ vọng tạo động lực cho việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới về truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực dược phẩm, y tế.

Đại Lộc
Trao quyết định nhiệm vụ, quyền hạn Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu và Phòng an ninh, an toàn hệ thống
Trao quyết định nhiệm vụ, quyền hạn Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu và Phòng an ninh, an toàn hệ thống

(SKTE) - Ngày 4/7/2025, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) đã tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu và Phòng an ninh, an toàn hệ thống. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương - Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) chủ trì buổi lễ. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng trong chiến lược thúc đẩy sáng tạo, chia sẻ và khai thác dữ liệu quốc gia an toàn, hiệu quả và bền vững.

Xử lý và phân tích dữ liệu - động lực cho chuyển đổi số quốc gia
Xử lý và phân tích dữ liệu - động lực cho chuyển đổi số quốc gia

(SKTE)- Ngày 28/5/2025, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia tổ chức Tọa đàm “Xử lý và phân tích dữ liệu - Động lực cho chuyển đổi số quốc gia”, kết nối với các chuyên gia đầu ngành hiện đang công tác và làm việc trong lĩnh vực khai thác dữ liệu tại các tập đoàn lớn...

Bộ Công an Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân từ ngày 01 01 2026, người dân cần lưu ý cập nhật
Bộ Công an: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân từ ngày 01/01/2026, người dân cần lưu ý cập nhật

Theo Thượng tá Triệu Mạnh Tùng - Phó Cục trưởng A05 (Bộ Công an) thông tin cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025 lực lượng Công an đã phát hiện và đấu tranh xử lý đối với 56 vụ việc có liên quan đến hoạt động mua bán trái phép dữ liệu cá nhân với hơn 110 triệu bản ghi. Thượng tá Triệu Mạnh Tùng khuyến cáo người dân: Cần nhanh chóng cập nhật và tìm hiểu các quy định của Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (có hiệu lực từ ngày 01/01/2026), để nắm rõ các quyền của mình đối với dữ liệu cá nhân.

Sổ Y tế điện tử sẽ được cấp từ ngày 1 1 2026
Sổ Y tế điện tử sẽ được cấp từ ngày 1/1/2026

(SKTE) - Theo Nghị định số 164/2025/ND-CP được Chính phủ ban hành, quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực Y tế và Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Theo đó, Sổ Y tế được cấp bằng bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026 và có giá trị pháp lý như sổ Y tế bằng giấy. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực Y tế sẽ được thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.

Trao quyết định nhiệm vụ, quyền hạn Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu và Phòng an ninh, an toàn hệ thống
Trao quyết định nhiệm vụ, quyền hạn Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu và Phòng an ninh, an toàn hệ thống

(SKTE) - Ngày 4/7/2025, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) đã tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu và Phòng an ninh, an toàn hệ thống. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương - Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) chủ trì buổi lễ. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng trong chiến lược thúc đẩy sáng tạo, chia sẻ và khai thác dữ liệu quốc gia an toàn, hiệu quả và bền vững.

Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu Phát triển giá trị nguồn tài nguyên mới trong kỷ nguyên số
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu: Phát triển giá trị "nguồn tài nguyên mới" trong kỷ nguyên số

Một trong các mục tiêu mà Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu hướng tới là phát huy cao độ giá trị của dữ liệu - nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất mới nhằm tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây cũng là kho dữ liệu tổng hợp, trụ cột để phát triển, hình thành các sản phẩm công nghệ chiến lược, các hệ thống dữ liệu tin cậy của Nhà nước, nhằm kết nối, chia sẻ, tạo ra nhiều giá trị mới cho phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự