Chủ Nhật, 13/07/2025 11:00 (GMT+7)

Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội, thúc đẩy phát triển

(SKTE) - Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội”. Hội thảo nhằm đánh giá tiềm năng to lớn của “siêu đô thị” TP.HCM mới, đồng thời chỉ ra những phân khúc và khu vực hưởng lợi rõ rệt nhất, đặc biệt là tại vùng Đông Bắc TP.HCM, cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản và thúc đẩy phát triển.
Ảnh đại diện tin bài

Hội thảo: Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội, thúc đẩy phát triển, ngày 12/7/2025. (Ảnh: Btc/T.Tùng)

Bộ Xây dựng chỉ ra 4 nguyên nhân làm tăng giá bất động sảnQuốc hội thảo luận về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hộiToàn cảnh diễn biến đại lễ 30/4 ở TP.HCMSài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh nửa thế kỷ chuyển mìnhVinamilk tặng 500.000 hộp sữa cho trẻ dịp 50 năm giải phóng miền NamTriển khai chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện tại các trung tâm bảo trợ xã hộiBệnh viện Từ Dũ TP.HCM: Nơi tạo ra những kỳ tích cho trẻ sơ sinh non tháng

Sáng 12/7/2025, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội”. Hội thảo nhằm đánh giá tiềm năng to lớn của “siêu đô thị” TP.HCM mới, đồng thời chỉ ra những phân khúc và khu vực hưởng lợi rõ rệt nhất, đặc biệt là tại vùng Đông Bắc TP.HCM, cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản và thúc đẩy phát triển.

TP.HCM mới – siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam, điểm cực tăng trưởng hàng đầu khu vực

Phát biểu đề dẫn, Nhà báo Phạm Nguyễn Toan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes), cho biết: “Kể từ ngày 1/7/2025, với việc vận hành mô hình chính quyền đô thị hai cấp và chính thức hợp nhất không gian phát triển giữa TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của một thực thể đô thị hoàn toàn mới, đó là "TP.HCM mới" - siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam.

Không đơn thuần là một phép cộng địa lý, "TP.HCM mới" là biểu tượng của một tầm nhìn hội tụ, một nỗ lực cải cách mạnh mẽ và một khát vọng định hình nên cực tăng trưởng chiến lược. Với quy mô hơn 6.700km2, hơn 14 triệu dân, GRDP gần 2,4 triệu tỷ đồng, đóng góp 1/4 ngân sách quốc gia, siêu đô thị TP.HCM không chỉ là đầu tàu kinh tế quốc gia, mà còn là trung tâm kết nối với mạng lưới các đô thị hiện đại toàn cầu.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes), phát biểu. (Ảnh: Btc) 

Trong dòng chuyển động lớn ấy, Đông Bắc TP.HCM, khu vực từng là phần lõi phát triển của tỉnh Bình Dương cũ đang vươn lên trở thành một trong những "ngôi sao sáng" của thị trường bất động sản phía Nam. Đông Bắc TP.HCM không chỉ mang dáng dấp của một Bình Dương cũ năng động, mà còn là phiên bản tích hợp hơn, mang đậm tính đô thị, dịch vụ, hiện đại và đáng sống”.

Theo các chuyên gia việc hợp nhất giúp TP.HCM cũng đem tới những lợi thế vượt trội về hạ tầng và kinh tế. Sự sáp nhập được xem là “chất xúc tác” mạnh mẽ, củng cố niềm tin và thúc đẩy quyết định của các nhà đầu tư.

Trình bày tham luận tại Hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận, TP.HCM hiện đang nắm giữ những lợi thế và cơ hội hiếm có để vươn mình trở thành một siêu đô thị hiện đại, đa trung tâm, mang tầm khu vực và quốc tế. Trước hết, thành phố sở hữu không gian phát triển rộng mở, với quy mô diện tích và dân số lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 2% diện tích và 13,5% dân số toàn quốc. Đây cũng là địa phương có trình độ dân trí tương đối cao và phân bố khá đồng đều, tạo tiền đề cho sự phát triển đồng bộ và bền vững.

Với thế mạnh về dịch vụ tài chính, công nghiệp, logistics, công nghệ cao, du lịch và kinh tế biển, TP.HCM được định vị là trung tâm tài chính - công nghiệp - công nghệ hàng đầu cả nước, hướng tới mục tiêu lọt Top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.

Song song đó là quá trình đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại và kết nối đa phương thức. Hàng loạt công trình trọng điểm như Metro, BRT, cao tốc và tuyến đường sắt tốc độ cao đang dần hình thành, tạo nên mạng lưới giao thông thông suốt, gắn kết nội vùng, liên vùng và quốc tế. Bên cạnh hạ tầng giao thông, TP.HCM cũng đang đẩy mạnh xây dựng các khu đô thị mới, hướng đến phát triển mô hình đô thị đa trung tâm.

“Với tổng hòa các yếu tố về quy mô, chính sách, kinh tế, hạ tầng và công nghệ, TP.HCM đang đứng trước thời cơ bứt phá mạnh mẽ để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một siêu đô thị hàng đầu, xứng đáng là hạt nhân phát triển năng động và đầu tàu tăng trưởng của cả nước”, TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

Giới thiệu tại hội thảo, phối cảnh của một phần của Dự án La Pura - là một cơ hội, sự lựa chọn đầu tư bất động sản phía Nam. Trong bối cảnh tiềm năng sôi động của thị trường, dự án căn hộ La Pura nổi lên như một điểm sáng tại trung tâm Đông Bắc TP.HCM, ngay mặt tiền Quốc lộ 13. Với vị trí đắc địa và pháp lý minh bạch, La Pura mang đến một lựa chọn ưu việt cho cả giới trẻ an cư lẫn các nhà đầu tư chiến lược. (Ảnh: CĐT)


Bất động sản Đông Bắc TP.HCM - tọa độ hấp dẫn và cơ hội cho nhà đầu tư 

Trong bối cảnh toàn thị trường bất động sản TP.HCM hưởng lợi từ sự kiện sáp nhập, trục Đông Bắc được giới chuyên gia đánh giá có dư địa bứt phá mạnh mẽ nhất. 

Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho hay: Trục Đông Bắc TP.HCM là nơi hội tụ hạ tầng hiện đại gồm các tuyến cao tốc, Metro; dân số trẻ và lực lượng lao động rồi rào; các khu công nghiệp và đại học lớn; quỹ đất lớn để phát triển. Tại đây đang hình thành 1 cực tăng trưởng bất động sản tích hợp đa chức năng, gồm: bất động sản nhà ở cao cấp cho chuyên gia, khu công nghiệp công nghệ cao, bất động sản văn phòng thương mại, trung tâm đổi mới sáng tạo và đặc biệt là không gian phát triển các đô thị sáng tạo thông minh bền vững. Nếu được quy hoạch và điều phối bàn bản, nơi đây sẽ trở thành thung lũng silicon mới của Việt Nam và là điểm đến đầu tư hấp dẫn bậc nhất cho các quỹ phát triển bất động sản quốc tế”.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: Btc) 

Lý giải sức hút riêng của khu vực, PGS.TS. Trần Đình Thiên - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh rằng khái niệm “đi Bình Dương” từ lâu đã phản ánh một hiện tượng thực tế: sự dịch chuyển dân cư ồ ạt, một cuộc di dân đô thị mạnh mẽ. Ngày nay, mô hình này vẫn tiếp diễn, nhưng theo một chiều hướng mới. Do những thách thức lớn ở phía Tây, một làn sóng dịch chuyển dân cư đáng kể đang diễn ra, tập trung về khu vực phía Đông. Đây chính là một cơ hội vàng, tạo ra động lực mới cho sự phát triển cho khu vực Đông Bắc.

PGS.TS. Trần Đình Thiên, chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: Btc) 

Trong khi đó, TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận thấy có 5 dự án hạ tầng trọng điểm đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường khu vực Đông Bắc TP.HCM

-1. Dự án mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua khu vực Đông Bắc được mở rộng lên 60m, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. 

-2. Đến năm 2026, tuyến Vành đai 3 TP.HCM đưa vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Đông Bắc TP.HCM đến trung tâm thành phố, sân bay Long Thành và các khu công nghiệp trọng điểm.

-3. Tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 100km, trong đó đoạn qua Bình Hoà dài hơn 13km, sẽ mở rộng không gian phát triển đô thị ven sông, đồng thời tái thiết các khu vực này thành trung tâm thương mại – dịch vụ hiện đại. Các dự án có vị trí tiếp giáp sẽ được hưởng lợi trực tiếp.

-4. Giai đoạn 2027–2028, đoạn Quốc lộ 13 qua TP.Thủ Đức cũ (nay là 12 phường mới) được mở rộng lên 10 làn xe sẽ tạo cú hích lớn cho khu vực. Song song đó, TP.HCM đang nghiên cứu xây dựng đường trên cao theo trục Đinh Bộ Lĩnh – Xô Viết Nghệ Tĩnh nhằm tăng tốc kết nối với quốc lộ 13, tạo lối vào nhanh đến trung tâm nội đô.

-5. Tuyến đường sắt đô thị số 2 kết nối trung tâm TP.HCM với Thủ Dầu Một, chạy dọc theo Quốc lộ 13, sẽ trở thành động lực phát triển mạnh mẽ cho các dự án hai bên trục.

Qua đó, có thể thấy, các dự án tọa lạc tại phường Bình Hoà sẽ là khu vực được hưởng lợi trực tiếp từ những cột mốc hạ tầng này. 

 TS. Nguyễn Văn Đính, chia sẻ. (Ản: Btc)

“Việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, mở rộng quy hoạch đô thị và tái cấu trúc vùng đã tạo nên sự dịch chuyển cư dân từ trung tâm TP.HCM vốn chật chội về các dự án tọa lạc tại khu vực Đông Bắc TP.HCM. Nơi đây sẽ trở thành tâm điểm mới nhờ được hưởng lợi trực tiếp từ quy hoạch đồng bộ và chính sách phát triển mới. Do đó, phân khúc căn hộ được dự báo sẽ là phân khúc lên ngôi trong giai đoạn tới”, TS. Nguyễn Văn Đính nhận định.

Minh chứng rõ nét nhất cho sức hấp dẫn của nhà ở chung cư Đông Bắc nằm ở giá trị thực và tiềm năng sinh lời. Tỷ suất lợi nhuận cho thuê tại đây có thể đạt tới 7,5%/năm - một con số kỷ lục trên thị trường.

Tại hội thảo, ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, chia sẻ cũng khẳng định: “Khi sáp nhập TP.HCM và Bình Dương đã tạo ra một lợi thế chiến lược, biến hai địa phương này thành một khối nội vùng thống nhất. Lợi thế này không chỉ giúp tối ưu hóa công tác quản lý và điều phối nguồn lực, mà còn mở ra cơ hội vàng để tái định vị thị trường bất động sản của khu vực. Trước đây, dù được xem là một thị trường tiềm năng, bất động sản Bình Dương cũ vẫn chỉ mang tính chất của một thị trường ngách. Phần lớn sản phẩm được phát triển để thu hút nhà đầu tư từ bên ngoài thay vì phục vụ nhu cầu tại chỗ, khiến tâm lý các nhà đầu tư còn nhiều dè dặt. Nhưng giờ đây, vị thế đã thay đổi hoàn toàn. Khi được đặt vào tầm vóc của một siêu đô thị - một phần không thể tách rời của hệ sinh thái mở rộng từ TP.HCM - thị trường này đã có một vị thế hoàn toàn khác. Nói về bất động sản Bình Dương cũ có thể khẳng định “Giá thị trường ngách, vị thế siêu đô thị”.

Đông đảo các chuyên gia, đại biểu khách mời, nhà đầu tư về bất động sản tham dự hội thảo. 


Làn sóng Nam tiến của các nhà đầu tư bất động sản

Việc sáp nhập để tạo nên siêu đô thị TP.HCM mới diễn ra đúng thời điểm thị trường bất động sản miền Bắc đã qua giai đoạn tăng trưởng đỉnh và có dấu hiệu bão hòa về khẩu vị. Đặc biệt, sự khác biệt rõ rệt về tiềm năng khu vực đã thúc đẩy nhiều sàn môi giới và nhà đầu tư lớn từ phía Bắc dịch chuyển hoạt động vào phía Nam. Họ tìm kiếm những dự án chung cư có quy mô lớn và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch như tại khu vực Đông Bắc. Làn sóng “Nam tiến” này không chỉ khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế của TP.HCM mới, mà còn là bằng chứng cho thấy sức hấp dẫn của các dự án bất động sản được định giá bằng giá trị thực.

Ở góc độ vĩ mô, PGS. TS. Trần Đình Thiên cho rằng: “TP.HCM không chỉ là một trung tâm kinh tế sầm uất, mà còn là một đô thị thực sự đáng sống. Sức hấp dẫn đó thể hiện rõ qua sức mua mạnh mẽ và cấu trúc phát triển riêng biệt của từng khu vực”.

TS. Cấn Văn Lực cũng cho hay, thị trường bất động sản TP.HCM có nhiều lợi thế vượt trội so với Hà Nội. Sau sáp nhập, TP.HCM không chỉ có quy mô lớn hơn gần gấp đôi mà cơ cấu bất động sản cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn hẳn. Đặc biệt, thành phố sở hữu một nguồn cầu nhà ở khổng lồ từ lực lượng công nhân và chuyên gia, điều mà Hà Nội không có nhiều.

“Giá nhà và giá thuê tại Hà Nội vẫn ghi nhận mức tăng nhanh hơn TP.HCM. Chính vì điều này, tiềm năng tăng giá trong tương lai của Hà Nội có thể không còn nhiều bằng TP.HCM, nhất là khi xét đến tiềm lực tăng trưởng mạnh mẽ của các khu vực lân cận như Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũ”, TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

 TS. Cấn Văn Lực chia sẻ tại hội thảo.

Còn theo ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, cũng nhấn mạnh: hai điểm khác biệt rất đáng chú ý giữa khu vực TP.HCM (đặc biệt là Bình Dương cũ) và Hà Nội.

- Thứ nhất, là về giá cả. Ai cũng có thể cảm nhận rõ diễn biến giá bất động sản tại Hà Nội trong những năm gần đây, mặt bằng giá đã lên rất cao. Trong khi đó, tại TP.HCM và đặc biệt là khu vực Đông Bắc mới như Bình Dương cũ, giá mà các chủ đầu tư vừa đưa ra chỉ dao động khoảng 40-50 triệu đồng/m2, đây là một mức giá được xem là rất hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Chính sự chênh lệch về giá này dẫn đến sự khác biệt rõ rệt về tính thanh khoản. Giá thấp đồng nghĩa với khả năng tiếp cận dễ hơn, dễ mua dễ bán, thanh khoản thị trường vì thế cũng cao hơn.

- Thứ hai, là sự khác biệt về chính sách bán hàng và ưu đãi của chủ đầu tư. Ở Hà Nội, nguồn cung hiện đang rất hạn chế nên các chủ đầu tư không cần triển khai quá nhiều chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng, tất nhiên vẫn có, nhưng nhìn chung là không nhiều. Ngược lại, tại TP.HCM và đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc đang có nguồn cung lớn hơn cầu do các nhà phát triển bất động sản đi trước đón đầu dòng khách hàng thì chính sách ưu đãi rất phong phú. Có thể kể đến các chính sách như hỗ trợ vốn, miễn phí quản lý, chiết khấu cao, và thậm chí, với nhà đầu tư lướt sóng, nếu xuống tiền nhanh thì gần như không mất gì trong ngắn hạn.

 Ông Bùi Văn Doanh chia sẻ. (Ảnh: Btc)

Phân tích cụ thể hơn, TS. Nguyễn Văn Đính cho hay, khu vực Đông Bắc TP.HCM đang chứng kiến xu hướng thay đổi rõ nét. Trong đó, bất động sản công nghiệp sẽ được tái cấu trúc đồng bộ, chất lượng, nhờ đó là điểm đến thu hút FDI và hình thành cộng đồng chuyên gia, kỹ sư, lao động tay nghề cao. Điều này kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở chất lượng cao.

Với bất động sản nhà ở, nhờ quỹ đất rộng, khu vực này sẽ là nơi xuất hiện các dự án nhà ở được quy hoạch bài bản, pháp lý minh bạch, chú trọng yếu tố xanh, thông minh và tiện ích cao cấp. Phân khúc căn hộ trung và cao cấp dự báo sẽ đáp ứng tốt nhu cầu ở thực của nhóm cư dân tinh hoa, đặc biệt tại khu vực trung tâm tài chính, công nghệ cao.

“Dư địa và cơ hội tăng trưởng của thị trường phía Nam, đặc biệt là Đông Bắc TP.HCM đang lớn dần và sóng bất động sản cũng đang bắt đầu hình thành, thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Nam tiến đang trở thành xu hướng tất yếu của các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn”, TS. Nguyễn Văn Đính khẳng định.

Đại Lộc
Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam
Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam

(SKTE) - Ngày 08/7/2025, tại Hà Nội, Hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam” đã diễn ra, với sự tham gia của đại diện các bộ ngành, chuyên gia công nghệ, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp trong nước. Chương trình Hội thảo do Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, Bộ Công an tổ chức.

Việt Nam sẽ trở thành điểm đến chiến lược của các thương hiệu quốc tế
Việt Nam sẽ trở thành điểm đến chiến lược của các thương hiệu quốc tế

Sau chuỗi nhiều năm liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng và bất ổn kinh tế vĩ mô, ngành bán lẻ toàn cầu đang từng bước quay trở lại với một chu kỳ phục hồi rõ nét. Một số mô hình truyền thống đang phải đối mặt với yêu cầu tái cấu trúc, trong khi những hình thái bán lẻ linh hoạt, giàu tính trải nghiệm và tích hợp công nghệ đang vươn lên mạnh mẽ. Trong bức tranh nhiều chuyển động đó, Việt Nam nổi bật như một thị trường năng động, với các tín hiệu hồi phục rõ rệt.

Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế
Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế

Gian lận thuế từ “thô sơ” như kê khai thiếu doanh thu, chi phí không có thật, cho đến các thủ đoạn tinh vi như lập công ty “ma” để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, gian lận hoàn thuế, hay chuyển giá giữa các công ty trong tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh, các doanh nghiệp còn sử dụng các nền tảng số và giao dịch xuyên biên giới để tránh nghĩa vụ thuế. Không chỉ gây thất thu ngân sách, gian lận thuế còn làm suy giảm niềm tin vào sự công bằng và minh bạch của hệ thống pháp luật.

Tập đoàn Bảo Việt Lợi nhuận hợp nhất Quý I 2025 tăng trưởng 14,6
Tập đoàn Bảo Việt: Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

(SKTE) - Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2025 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.381 tỷ đồng, tăng 2,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 707 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự