Thứ Sáu, 08/11/2024 14:03 (GMT+7)

8 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Hiện nay, không ít các bé gặp vấn đề về khả năng giao tiếp. Thậm chí, nhiều bé còn rơi vào tình trạng tự kỷ, không muốn giao tiếp, trò chuyện với mọi người. Vậy làm sao để giúp trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng giao tiếp thật tốt?
Ảnh đại diện tin bài

 

Quý phụ huynh hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ
Muốn trẻ giao tiếp tốt, thầy cô và cha mẹ cần tạo dựng một môi trường năng động, lành mạnh.

2. Trò chuyện nhiều giúp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Khi trò chuyện với trẻ, người lớn cũng nên chú ý tới cách diễn đạt.
Ví dụ: Thường xuyên sử dụng từ “vâng”, ạ”, nói rõ ràng, tránh nói trống không. Tuyên dương, tán thường trẻ nhiều hơn. Khi trẻ mắc lỗi cần nhẹ nhàng chỉnh sửa lại.

Hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp.

3. Kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm
Không phải đứa trẻ nào cũng hoạt ngôn từ bé và sẵn sàng chia sẻ khi được hỏi. Do đó, người lớn cần biết cách kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm của trẻ. Cách đơn giản là trò chuyện với trẻ nhiều hơn, sử dụng các câu hỏi mở, …

Hãy khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm cá nhân của mình.

4. Tạo môi trường “teamwork” (làm việc nhóm) cho trẻ
Quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp không thể thiếu hoạt động này. Trẻ được giao lưu, tiếp xúc nhiều với bạn bè, mọi người sẽ cởi mở, hòa đồng khi giao tiếp.

5. Khuyến khích trẻ tham gia kể chuyện, đọc thơ
Đây cũng là một trong những cách giúp xây dựng nền tảng đọc, viết cho trẻ. Các con sẽ được trang bị hành trang thật tốt trước khi bước vào lớp 1.

6. Tương tác qua hình ảnh – kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hữu ích
Đọc sách, xem tranh cùng bé sẽ giúp tạo sự thân thiết, trẻ dễ bộc lộ cảm xúc. Sách cho trẻ nên dùng những loại có hình ảnh, chữ to, màu sắc sặc sỡ và sinh động, cuốn hút.

Học qua hình ảnh sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn rất nhiều.

7. Làm tấm gương sáng cho trẻ
Trẻ em thường bắt chước rất nhanh. Do vậy, phụ huynh, thầy cô cần có kỹ năng giao tiếp tốt để ứng xử khéo léo với trẻ. Người lớn cần là tấm gương sáng để trẻ học hỏi, noi theo.

8. Tăng hoạt động ngoại khóa, tiếp xúc bên ngoài
Ngày nay, trẻ em thường được cho ra làm quen với thế giới bên ngoài từ sớm, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhờ đó, trẻ sẽ năng động hơn, hiểu biết nhiều hơn.

Hoạt động ngoài trời sẽ giúp con năng động và hiểu biết hơn.

Qua bài viết, thầy cô và các phụ huynh biết nhiều biện pháp để giúp bé hình thành, rèn luyện kỹ năng kỹ năng giao tiếp.
Thầy cô và phụ huynh hãy cùng kiên nhẫn giúp các con phát triển toàn diện nhé!

Học Viện Kỹ Năng Mềm Best Skills Academ

0
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ

Mỗi cái nhìn đầy sân hận, mỗi lời nói thô bạo, mỗi hành động làm tổn thương người thân đều là sự gieo trồng của những hạt giống bất thiện trong tâm thức.

Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ
Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ

(SKTE) - Để bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ và gia đình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Công đề xuất Nhà nước cần có một chính sách dành cho trẻ tự kỷ như quyền được tiếp cận giáo dục hòa nhập, quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên biệt, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức phân biệt đối xử, quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho gia đình…

Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”
Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”

Ngày 27/3, Thành đoàn Đà Nẵng phát động mô hình “Cổng trường An toàn” phân luồng giao thông - Vững bước tương lai năm 2025. Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh trên toàn thành phố.

Khổ vì giấy chuyển viện
Khổ vì giấy chuyển viện?

(SKTE) - Giấy chuyển viện là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng. Với những ai may mắn chưa từng thấm nỗi khổ này, để tôi giải thích.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự