Thứ Tư, 11/12/2024 09:08 (GMT+7)

Nguy cơ suy thận, teo cơ do bỏ cơm, ăn thịt

(SKTE) - Việc loại trừ bột đường gây mất cân bằng năng lượng, khiến cơ thể phải chuyển hóa từ đạm dự trữ, gây bị mất cơ. Còn nếu dùng quá cao lượng đạm gây quá tải chức năng thận, có thể suy thận cấp.
Ảnh đại diện tin bài

Kiểm soát lượng đường bột nhưng không bỏ cơm

Thông tin trên được bác sĩ Bùi Mai Hương (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết tại buổi sinh hoạt chuyên đề về xu hướng sử dụng thực phẩm và đồ uống giảm đường.

"Loại bỏ hoàn toàn tinh bột, tăng tiêu thụ đạm thịt để giảm cân và duy trì cân nặng đưa đến một khẩu phần ăn mất cân đối. Khi khẩu phần thiếu glucid, cơ thể sẽ phải chuyển hóa glucogen dự trữ trong gan, cơ hoặc chuyển hóa protein thành glucose", Tiến sĩ , bác sĩ Bùi Mai Hương (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết tại buổi sinh hoạt chuyên đề về xu hướng sử dụng thực phẩm và đồ uống giảm đường, tổ chức tại Nghệ An ngày 10.12.

Bác sĩ Bùi Mai Hương lưu ý mối liên quan của tiêu thụ đường quá mức và không ăn cơm và nguy cơ với sức khỏe

ẢNH: LIÊN CHÂU 

Theo bác sĩ Hương, trong dinh dưỡng hàng ngày, không nên tách rời bột đường vì cơ thể cần được cung cấp đầy đủ, cân đối về tỷ lệ với 3 trụ cột sinh năng lượng là béo, đạm, đường bột.

"Việc loại trừ bột đường gây mất cân bằng năng lượng, khiến cơ thể phải chuyển hóa từ đạm dự trữ, gây bị mất cơ. Còn nếu dùng quá cao lượng đạm gây quá tải chức năng thận, có thể suy thận cấp", bác sĩ Hương lưu ý.

Bí quyết giảm đường trong thực phẩm

Bác sĩ Bùi Mai Hương cũng cho biết, đường là một phần trong khẩu phần ăn, nhưng cần được sử dụng hợp lý, theo khuyến nghị. Bởi sử dụng đường quá mức liên quan 45 bệnh lý (răng miệng; đái tháo đường; béo phì; biến chứng hôn mê tăng đường huyết; bệnh tim, các vấn đề về khớp, huyết áp cao…).

Chuyên gia Viện Dinh dưỡng cho hay, các sản phẩm có đường cao, nhưng vị ngọt "ẩn", dễ bị nạp nhiều, như: trà sữa (1 ly có khoảng 40 - 50 mg đường/ngày, đạt mức nhu cầu khuyến nghị). Hoặc các loại nước chấm (có loại nước mắm chấm ốc, chấm món cuốn, có ít nhất là 20% thể tích là đường; một số loại nước chấm lượng đường chiếm 40 thể tích). Một số loại nước xốt có sử dụng sữa đặc với  lượng đường cao, với 50 - 55% đường/100 gram sản phẩm. Các món như thịt kho, sườn chua ngọt; các sản phẩm xốt chua ngọt cũng chứa đường.

Để có các sản phẩm ngọt lành mạnh, bác sĩ Hương cho rằng, các nhà sản xuất thực phẩm nên giảm lượng đường tinh luyện, dùng các chất ngọt thay thế và có nguồn gốc thiên nhiên như trái cây.

Đại diện Viện Dinh dưỡng TH (Tập đoàn TH) cho hay, theo các khảo sát mới nhất, người tiêu dùng hiện đại đang có xu hướng lựa chọn sản phẩm giảm đường bổ sung, sẵn sàng thay thế các sản phẩm "nuông chiều cơ thể" có vị ngọt cao bằng các sản phẩm giảm đường, có lợi cho sức khỏe.

Liên Châu
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật

(SKTE) - Theo các văn bản pháp luật hiện hành, bao gồm Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC và Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT, trẻ khuyết tật được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là trong việc quy định độ tuổi nhập học.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Giải pháp từ thực tiễn
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Giải pháp từ thực tiễn

Khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, các nhà trường, ngành Giáo dục địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, giúp các em tự bảo vệ mình.

Thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thế giới theo Nghị quyết 57
Thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thế giới theo Nghị quyết 57

Cùng với việc tổ chức các phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Hải Phòng còn tổ chức chương trình làm việc tại nước ngoài để tạo ra các mối quan hệ hợp tác hiệu quả về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn
Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh: Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn

(SKTE) - Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Quảng Nam, đơn vị cùng với Sở Y tế hướng dẫn địa phương rà soát, xem xét giải quyết những trường hợp thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 29 nhưng gặp vướng mắc khi ghi tên bệnh trong hồ sơ bệnh án không trùng với tên trong danh mục 42 tên bệnh hiểm nghèo.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam