Thứ Bảy, 07/12/2024 09:16 (GMT+7)

Vùi dương vật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh : bệnh lý ít gặp và ít được biết đến

(SKTE)-Vùi dương vật có thể được phát hiện sớm sau sinh hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn khi trẻ đi tiểu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, chức năng tình dục trong tương lai.
Ảnh đại diện tin bài

Báo động về lượt khám ung thư ở TPHCMPhát triển nền Y học cổ truyền và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới

 

Căn bệnh vùi dương vật ở trẻ em

Vùi dương vật bẩm sinh ở trẻ em là một bệnh lý ít gặp và ít được biết đến. Vùi dương vật bẩm sinh là do thiếu hụt bẩm sinh chiều cao của ống da dương vật, thường kết hợp với một bao quy đầu chật khít, có thể dẫn đến hình thành túi nước tiểu ứ đọng, nằm ở giữa mặt trong của bao quy đầu và quy đầu.

Chẩn đoán bệnh chủ thuần túy dựa vào các triệu chứng lâm sàng nhưng cần phải phân biệt với một số bệnh lý dễ nhầm với vùi dương vật bẩm sinh như dương vật bị vùi sau cắt bao quy đầu, bao quy đầu phình to, dương vật nhỏ thực sự do giảm sản các tạng cương.Tuy bị ẩn nhưng kích thước trung bình và hoạt động của dương vật vẫn như bình thường. Trong những trường hợp mắc vùi dương vật nghiêm trọng, thân và đầu dương vật có thể không nhìn thấy được.

Khám lâm sàng thấy lớp mỡ ở da xug quanh dốc dương vật dầy, có trường hợp rất dầy so với trẻ cùng độ tuổi. Dương vật như bị lún, bị tụt sâu vào trong lớp mỡ ở xung quanh dương vật. Ngoài ra có thể phát hiện được thêm các triệu chứng khác như hẹp bao quy đầu, da của bao quy đầu viêm đỏ, phù nề, có túi nước tiểu ứ đọng ở giữa quy đầu và bao quy đầu.

Vùi dương vật là một căn bệnh đáng lo ngại 

 

Độ nguy hiểm của căn bệnh

Khi đã chẩn đoán bé bị vùi dương vật, phẫu thuật có thể giúp dương vật dài và thẳng ra. Việc điều trị sớm vùi dương vật là rất cần thiết, đặc biệt cần điều trị trước tuổi đi học để tránh tâm lý ngại ngùng đối với trẻ. Đồng thời tránh cho trẻ gặp một số vấn đề như:

- Trẻ dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng, tích tụ chất thải, viêm quy đầu do gặp khó khăn trong việc vệ sinh.

- Dương vật bị cản trở phát triển khiến kích thước nhỏ hơn những trẻ khác trong tương lai, làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

- Trường hợp trẻ em bị vùi dương vật mức độ nặng nếu không được can thiệp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng cương dương và chức năng sinh sản sau này. 

Phương pháp điều trị 

Đối với với vùi dương vật ở trẻ béo phì không can thiệp điều trị, chỉ cần điều chỉnh cân nặng và theo dõi tới tuổi dậy thì. Nhưng cũng có một số trường hợp cần dùng các biện pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng này. Các biện pháp điều trị được chỉ định dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

- Phẫu thuật: Nếu trẻ em bị vùi dương vật vì bị dải xơ kéo tụt thân dương vật, cha mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn tiến hành nong lộn bao quy đầu dần dần cho trẻ mỗi khi cho trẻ tắm. Đến khi trẻ được 12 đến 24 tháng tuổi sẽ được chỉ định phẫu thuật để đưa dương vật về vị trí bình thường. Phương pháp này còn được chỉ định khi trẻ mắc vùi dương vật cấp độ nặng hoặc trẻ gặp phải các vấn đề về tiểu tiện, bao quy đầu.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Trẻ em bị vùi dương vật do thừa cân thường sẽ tự khỏi khi cân nặng trẻ trở về mức bình thường, kết hợp với sự hỗ trợ bao quy đầu cho trẻ hàng ngày. Trường hợp trẻ mắc vùi dương vật do thừa cân thường không được chỉ định phẫu thuật.

Nhìn chung, cha mẹ cần nắm những thông tin cơ bản và một số thắc mắc liên quan đến tình trạng " vùi dương vật ở trẻ em". Vì bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, phát hiện sớm bệnh và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Điều trị sớm giúp trẻ tránh được những biến chứng cũng như ảnh hưởng về mặt tâm lý trong tương lai.

Thanh Huyền tổng hợp
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ

Mỗi cái nhìn đầy sân hận, mỗi lời nói thô bạo, mỗi hành động làm tổn thương người thân đều là sự gieo trồng của những hạt giống bất thiện trong tâm thức.

Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ
Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ

(SKTE) - Để bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ và gia đình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Công đề xuất Nhà nước cần có một chính sách dành cho trẻ tự kỷ như quyền được tiếp cận giáo dục hòa nhập, quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên biệt, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức phân biệt đối xử, quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho gia đình…

Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”
Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”

Ngày 27/3, Thành đoàn Đà Nẵng phát động mô hình “Cổng trường An toàn” phân luồng giao thông - Vững bước tương lai năm 2025. Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh trên toàn thành phố.

Khổ vì giấy chuyển viện
Khổ vì giấy chuyển viện?

(SKTE) - Giấy chuyển viện là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng. Với những ai may mắn chưa từng thấm nỗi khổ này, để tôi giải thích.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự