Thứ Năm, 05/12/2024 16:13 (GMT+7)

Phát triển nền Y học cổ truyền và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới

(SKTE) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1280/QĐ-TTg về kế hoạch phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam giai đoạn mới. Nghị định này nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy hơn nữa vai trò của nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
Ảnh đại diện tin bài

Trụ sở Hội Đông y Việt Nam. Ảnh: Đức Tín Tâm 

Thủ tướng yêu cầu tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Phát triển nền Y học cổ truyền là góp phần bảo tồn bản sắc, phát triển kho tàng y dược dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Quyết định nhằm xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương, Hội Đông y Việt Nam và cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Những nội dung quan trọng của Quyết định là:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Xác định y học cổ truyền Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Phát triển Nền Y học cổ truyền là góp phần bảo tồn bản sắc, phát triển kho tàng y dược dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam.

Tuyên truyền các giá trị của Nền Y học cổ truyền Việt Nam, tư tưởng, các tác phẩm giá trị của các đại danh y; tham gia thực hiện tốt phong trào người Việt dùng thuốc Việt; tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt trong công tác phát triển y học cổ truyền Việt Nam; đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển y học cổ truyền phải gắn liền với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam.

Tiếp tục thể chế hóa, thực hiện hiệu quả Kết luận số 86-KL/TW; Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” (Chỉ thị số 24-CT/TW) gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Tiếp tục, nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện để phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam.

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách liên quan đến xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm y học cổ truyền, bao gồm cả nhân lực chất lượng cao, các phương pháp chữa bệnh, dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền ra thị trường quốc tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe và du lịch.

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu đặc hữu, dược liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách cụ thể trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y; bảo vệ bí mật nhà nước trong bào chế, chế biến thuốc y học cổ truyền.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng và Quyết định, kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ cần: Hoàn thiện hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực y học cổ truyền.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở và khoa y học cổ truyền trong bệnh viện hiện đại; thành lập bệnh viện tuyến tỉnh đối với các tỉnh chưa có bệnh viện y học cổ truyền.

Chú trọng phát triển dược liệu và thuốc cổ truyền. Trong đó, phát triển vùng nuôi trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an ninh, an toàn dược liệu; Phát triển ngành công nghiệp dược liệu gắn với nghiên cứu khoa học, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến; đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng dược liệu, sản xuất và tiêu dùng thuốc cổ truyền; Khuyến khích phát triển nuôi trồng cây thuốc, vườn thuốc tại nhà; tăng cường sử dụng các dược liệu sẵn có tại địa phương; tổ chức bảo tồn nguồn gen, dược liệu quý tại các địa phương trong toàn quốc.

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số,  đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực y học cổ truyền, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành; tiếp tục tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền; Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dược liệu, thuốc cổ truyền liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành;  Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và tra cứu dữ liệu, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch.

Bên cạnh đó phải phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học. Trước hết, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu cả về y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; đào tạo lương y, lương dược; nghiên cứu xây dựng mã ngành, chương trình đào tạo lương y, lương dược; phấn đấu đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao từ trung ương đến địa phương.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa chương trình giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm, chứng minh hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền,

Tăng cường Hợp tác quốc tế. Chủ động tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của y học cổ truyền Việt Nam ra trường quốc tế; Mở rộng, đa dạng hóa các kênh và hình thức hợp tác bao gồm cả ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương; chủ động, tích cực phối hợp giữa các cơ quan, các cấp, các ngành trong triển khai hội nhập, hợp tác quốc tế lĩnh vực y học cổ truyền; Chủ động triển khai các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế lĩnh vực y học cổ truyền đã ký kết; Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, khu vực và các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có Nền Y học cổ truyền phát triển nhằm thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, chú trọng hợp tác về hoạt động khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Tập trung phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền; nâng cao chất lượng dịch vụ của y học cổ truyền gắn với chăm sóc sức khỏe và phục vụ du lịch.

Tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y học cổ truyền.

Phát huy vai trò của Hội Đông y Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới, góp phần bảo tồn bản sắc, phát triển kho tàng y dược dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam./.

Minh Nam
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam