Thứ Ba, 28/01/2025 12:52 (GMT+7)

23 bệnh nhi trong vụ ngộ độc uống nhầm thuốc diệt chuột được xuất viện​

Bệnh viện Bạch Mai vừa thông báo, 23 bệnh nhi trong vụ ngộ độc do uống nhầm thuốc diệt chuột ở Tuyên Quang đã được xuất viện. Trong số 34 bệnh nhi (24 cháu ở Trung tâm Nhi khoa và 10 cháu ở Trung tâm Chống độc), tình hình bị tổn thương do ngộ độc gồm: 4 cháu có tổn thương não, 9 cháu có nguy cơ co giật trên điện não, 13 cháu trên xét nghiệm có dấu hiệu ảnh hưởng chức năng tim.
Ảnh đại diện tin bài

23 bệnh nhi trong vụ ngộ độc uống nhầm thuốc diệt chuột được xuất viện​

Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ dịp Tết do "rượu"Mẹo bảo quản thực phẩm dịp TếtCứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính

Theo các bác sĩ, trong ngày 26/1, có 23 bệnh nhi đã được ra viện và hướng dẫn khám lại; còn 11 cháu có bất thường trên điện não hoặc bị tổn thương não tiếp tục điều trị và đánh giá lại sớm để xét ra viện. Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc đang phối hợp với chuyên khoa thần kinh để đánh giá kỹ điện não, xem xét điều trị một số cháu có nguy cơ co giật. Nếu không có, các cháu cũng có thể ra viện. Trong ngày 28 - 29 Âm lịch, các cháu có tổn thương não sẽ được chụp lại MRI não và nếu tình hình ổn định có thể chuyển viện hoặc ra viện kèm đơn thuốc và hẹn khám lại.

Chia sẻ trước giờ xuất viện, một phụ huynh cho biết, gia đình cảm ơn sự hỗ trợ và tấm lòng của các bác sĩ, nhân viên y tế trong suốt thời gian vừa qua. Khi biết con uống phải thuốc diệt chuột, gia đình vô cùng lo lắng. Nay được ra viện, về đón Tết tại nhà, gia đình rất vui mừng. Các bác sĩ đã dặn dò chu đáo, kỹ lưỡng và hướng dẫn chi tiết việc theo dõi các bất thường của con cũng như việc tái khám.

Trước đó, chiều tối 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 32 bệnh nhi. Hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình (thành phố Tuyên Quang) uống nhầm hóa chất diệt chuột fluoroacetate. Trong ngày 23/1, Trung tâm Chống độc tiếp tục tiếp nhận thêm 2 bệnh nhi; nâng tổng số bệnh nhi uống nhầm thuốc diệt chuột điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai lên 34 ca bệnh.

Sau khi nhập viện, các bệnh nhi đã được khẩn trương thăm khám, đánh giá, xét nghiệm, kiểm tra tổn thương do ngộ độc, độc chất trong nước tiểu, chụp cộng hưởng từ với các cháu có chỉ định, siêu âm tim…Thậm chí cả khi các cháu đang tỉnh táo, vẫn chơi, các bác sĩ cũng theo dõi sát và điều trị theo phác đồ. Các bác sĩ liên tục rà soát, cố gắng không bỏ sót các nguyên nhân chất độc khác.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, với các đặc điểm triệu chứng của các cháu và kết quả xét nghiệm độc chất cho thấy, đây là vụ ngộ độc hóa chất diệt chuột fluoroacetate/fluoroacetamide. Ngoài ra, các bác sĩ cũng thận trọng theo dõi, đánh giá xem có các chất khác gây ngộ độc đồng thời không.

Fluoroacetate/fluoroacetamide là hóa chất diệt chuột có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường ở các dạng như ống nước nhỏ bằng nhựa hoặc thủy tinh chứa dung dịch màu hồng, dung dịch không màu, màu nâu hoặc gói hạt gạo hồng. Tất cả không có nhãn mác hoặc có thì hoàn toàn là chữ Trung Quốc. Đây là loại hóa chất diệt chuột có độc tính cực cao với thần kinh, gây co giật, hôn mê, tổn thương não nặng, tổn thương tim, viêm cơ tim cấp, suy tim cấp, loạn nhịp tim, sốc tim cùng với biểu hiện đặc trưng là hạ can-xi. Trường hợp ngộ độc nặng có thể tổn thương và suy đa tạng./.

Thanh Huyền tổng hợp
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Gia tăng ca mắc tay chân miệng, dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ cần được khám và chẩn đoán sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá
Lối sống ít vận động khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá

Thoát vị đĩa đệm từng được coi là bệnh của tuổi trung niên hay người lao động nặng, nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng báo động, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh khi mới ngoài 20 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi học đường nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Trước 31 8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến
Trước 31/8, triển khai giám sát cơ sở khám, chữa bệnh liên thông sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã giao một số nhiệm vụ cho Bộ Y tế, trong đó có việc triển khai giải pháp giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, kết quả xét nghiệm… Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp rà soát nội dung, công tác chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 2 của BCĐ của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự