Chủ Nhật, 26/01/2025 09:00 (GMT+7)

Cứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính

Ngày 25/1, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các y, bác sĩ bệnh viện đã cứu sống một bệnh nhi quốc tịch Australia (14 tuổi) mắc sốt rét ác tính, suy đa cơ quan, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nhờ thực hiện khai thác dịch tễ cẩn trọng và sự phối hợp nhanh chóng, hiệu quả giữa các chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhi.
Ảnh đại diện tin bài

Cứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính, nguy hiểm tính mạng

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa 32 trường hợp trẻ ngộ độc thuốc diệt chuộtBộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, cấp cứu dịp Tết Nguyên đánBé 3 tuổi phải cắt toàn bộ thực quản vì uống nhầm nước tro tàu

Đánh giá về ca bệnh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, người trực tiếp điều trị bệnh nhi cho biết: “Nếu không chẩn đoán đúng bệnh sốt rét ác tính mà chỉ điều trị theo hướng nhiễm trùng thì bệnh nhi có nguy cơ tử vong rất cao”.

Trước khi nhập viện 2 tuần, bệnh nhi trên và gia đình đã đi du lịch ở vùng rừng núi thuộc quần đảo Sumatra, Indonesia. Hai ngày trước khi nhập viện, trẻ xuất hiện tình trạng sốt, nôn ói, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Trẻ đã được điều trị tại phòng khám y tế gia đình và một bệnh viện tại Hà Nội với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, nhưng tình trạng không cải thiện. Do diễn biến bệnh phức tạp, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, có biểu hiện vàng da rất rõ, suy tuần hoàn, suy chức năng thận, các phản ứng viêm tăng cao. Chẩn đoán ban đầu là “Theo dõi nhiễm khuẩn huyết, có suy chức năng các cơ quan”. 

“Tuy nhiên, qua khai thác dịch tễ, trước khi khởi phát bệnh, trẻ đi du lịch ở vùng núi rừng nên chúng tôi nghi ngờ trẻ bị sốt rét và đã chỉ định làm xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu. Sau 18 giờ nhập viện, kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ dương tính với ký sinh trùng sốt rét do chủng Plasmodium falciparum gây ra”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn cho biết.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ khoa Điều trị tích cực Nội khoa đã hội chẩn cùng các đồng nghiệp có kinh nghiệm về sốt rét và đưa ra kết luận chẩn đoán trẻ bị sốt rét ác tính, suy đa cơ quan. 

Ngay lập tức, bệnh nhi được dùng thuốc điều trị sốt rét theo phác đồ của Bộ Y tế. Tuy nhiên, sau 1 ngày điều trị, trẻ vẫn tiến triển nặng lên, tình trạng tan máu, suy thận, suy gan nặng hơn. Do đó, các bác sĩ đã quyết định thay huyết tương, lọc máu liên tục cho bệnh nhi để hỗ trợ các tạng, đồng thời vẫn sử dụng thuốc chống sốt rét.

Sau 2 ngày điều trị thứ, bệnh nhi đã vượt qua cơn nguy kịch, tình trạng suy gan, thận đã giảm. Trẻ tiếp tục được dùng thuốc chống sốt rét, theo dõi chức năng sống và xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét hàng ngày. Sau 5 ngày điều trị, hiện bệnh nhi đã cắt sốt, sức khỏe ổn định và sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn, bệnh sốt rét ác tính rất hiếm gặp ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, vì đây không phải vùng dịch tễ, các triệu chứng và điều trị chủ yếu chỉ có trong sách vở giảng dạy. “Do đó, việc khai thác chi tiết bệnh sử để đưa ra chính xác chỉ định xét nghiệm chẩn đoán, đồng thời hội chẩn nhóm để tìm được phác đồ điều trị nhanh chóng, hiệu quả, chủ động hỗ trợ các chức năng tạng cho trẻ chính là chìa khóa trong việc chăm sóc và điều trị thành công ca bệnh”. 

Chứng kiến con trai hồi phục từng ngày, mẹ bé xúc động chia sẻ: Thấy con khó thở, sốt cao tôi thật sự rất sợ hãi, chưa bao giờ con tôi gặp tình trạng bệnh nặng và diễn biến nhanh như vậy. Thời gian ủ bệnh cũng quá lâu (sau 2 tuần) nên gia đình tôi không cảnh giác và rất bất ngờ… 

“Tôi vô cùng cảm động và trân trọng những gì Bệnh viện Nhi Trung ương đã làm cho con tôi và gia đình. Khi con phải cách ly trong khu vực chăm sóc đặc biệt, mỗi ngày tôi chỉ được gặp con 1 lần, con hoàn toàn đã được các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện chăm sóc rất tốt. Chỉ có rào cản ngôn ngữ là khó khăn duy nhất, tuy nhiên hàng ngày các bác sĩ đều gửi cho tôi báo cáo y tế bằng tiếng Anh để tôi hiểu được tình trạng bệnh của con”, mẹ bé nói.

Theo các chuyên gia y tế, sốt rét ác tính là một thể sốt rét nguy kịch do người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, gây nên rối loạn huyết động, tắc nghẽn vi tuần hoàn phủ tạng, nhất là ở não. Bệnh có thể gây tổn thương ở nhiều phủ tạng khác nhau như não, gan, lách, thận, tim, phổi… với cơ chế chủ yếu là giảm sự cung cấp máu, thiếu oxy ở các tổ chức.

Sốt rét ác tính có tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ này cũng thay đổi tùy theo thể loại sốt rét ác tính, cơ địa của người bệnh và việc xử trí cấp cứu điều trị kịp thời hay chậm trễ. Chính vì vậy khi phát hiện người có các biểu hiện của sốt rét ác tính thì cần khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Vì thế, các gia đình cần nâng cao nhận thức về bệnh sốt rét và tìm hiểu kỹ về các khu vực dự định đi du lịch, cắm trại, để tránh gặp những trường hợp đáng tiếc xảy ra./.a

PV
Mẹo bảo quản thực phẩm dịp Tết
Mẹo bảo quản thực phẩm dịp Tết

(SKTE) - Thực phẩm ngày Tết thường dư thừa và khó sử dụng hết trong thời gian ngắn. Những mẹo bảo quản dưới đây sẽ giúp bạn giữ đồ ăn tươi ngon, tiết kiệm và giúp bạn không còn lo lắng.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, cấp cứu dịp Tết Nguyên đán
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, cấp cứu dịp Tết Nguyên đán

(SKTE) - Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đồng thời trực tiếp kiểm tra khu vực khám cấp cứu, nội trú và phòng chức năng nơi đang khẩn trương chuẩn bị cho đợt cao điểm khám, chữa bệnh trong dịp Tết.

Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam