Thứ Bảy, 30/11/2024 10:47 (GMT+7)

96.000 trẻ em gái và 41.000 trẻ em trai trong độ tuổi 15-19 bị nhiễm HIV mới trong năm 2023

(SKTE) - Trong báo cáo được công bố trước thềm Ngày Thế giới phòng chống AIDS (01/12), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết có 96.000 trẻ em gái và 41.000 trẻ em trai trong độ tuổi 15-19 bị nhiễm HIV mới trong năm 2023.
Ảnh đại diện tin bài

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12Xu hướng trẻ hóa của HIV: Nguy cơ cao trong nhóm học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường

Từ năm 1988, khi AIDS bắt đầu hoành hành trên khắp thế giới, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 01/12 hàng năm làm Ngày Thế giới Phòng chống AIDS. Ảnh minh họa 

 

Ngày 29/11, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã lên tiếng cảnh báo về tỷ lệ nhiễm HIV mới đáng báo động ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ, nhấn mạnh rằng nhóm đối tượng này đang thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng ngừa và điều trị.

Trong báo cáo được công bố trước thềm Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12), UNICEF cho biết có 96.000 trẻ em gái và 41.000 trẻ em trai trong độ tuổi 15-19 bị nhiễm HIV mới trong năm 2023.

Điều này đồng nghĩa với việc cứ 10 ca nhiễm mới ở thanh thiếu niên thì có 7 ca là nữ giới. Tại khu vực cận Sahara châu Phi, tỷ lệ này còn cao hơn với 9/10 ca nhiễm mới ở nhóm tuổi 15-19 là trẻ em gái, theo số liệu thống kê gần đây nhất.

Bà Anurita Bains, Phó Giám đốc Chương trình HIV/AIDS của UNICEF, cho biết: "Trẻ em và thanh thiếu niên chưa được hưởng lợi đầy đủ từ việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ điều trị và phòng ngừa."

Bà nhấn mạnh cần ưu tiên trẻ em nhiễm HIV khi đầu tư nguồn lực và nỗ lực mở rộng điều trị cho tất cả mọi người, bao gồm cả việc phát triển các công nghệ xét nghiệm tiên tiến.

Hiện nay, khoảng 77% người trưởng thành nhiễm HIV được tiếp cận với liệu pháp kháng virus (ARV), nhưng chỉ có 57% trẻ em dưới 14 tuổi và 65% thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi được tiếp cận với loại thuốc cứu sống này.

Mặc dù trẻ em dưới 14 tuổi chỉ chiếm 3% tổng số người nhiễm HIV, nhưng lại chiếm tới 12% (tương đương 76.000 ca) số ca tử vong liên quan đến AIDS trong năm 2023.

Theo báo cáo của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), khoảng 1,3 triệu người đã nhiễm HIV trong năm 2023. Con số này vẫn cao gấp ba lần so với mục tiêu chấm dứt AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030 của Liên Hợp Quốc.

Báo cáo cũng cho biết khoảng 630.000 người đã tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS trong năm ngoái, mức thấp nhất kể từ đỉnh điểm 2,1 triệu ca vào năm 2004.

Tiến bộ này phần lớn nhờ vào các liệu pháp ARV giúp giảm lượng virus trong máu bệnh nhân.

Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo trong số gần 40 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới, vẫn còn khoảng 9,3 triệu người chưa được điều trị./.

Minh Đạt
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh
Bệnh viện đầu tiên thực hiện kỹ thuật mới giải quyết bế tắc niệu quản cho trẻ sơ sinh

Bé trai 1 tháng tuổi có dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, thận niệu quản đôi gây ứ nước thận vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật nội soi trên xương mu luồn kim vào giải quyết tình trạng bế tắc niệu quản thành công. Đây là kỹ thuật mới đòi hỏi tay nghề cao, dụng cụ chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện mới chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện.

Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết
Trữ loại thuốc gì cho kỳ nghỉ Tết?

Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống… nhưng cũng rất cần chuẩn bị một số thuốc cần thiết dự phòng khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra trong kỳ nghỉ Tết.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam